Sự thăng hoa của những xúc cảm về mối tình đầu đã xa mà chưa cũ

Cùng với mùa thu, Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách thêm lần nữa níu giữ bao tâm hồn bận bịu với… ngày xưa...

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng viết: “Xuân, người ta vì ấm mà cần tình. Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà cũng rất cần đôi. Cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung…”. Có phải vì thế chăng mà mùa thu là mùa góp phần tạo nên và để lại trong ta thật nhiều kí ức? Và những ảnh hình hương sắc của mùa thu, theo vòng tuần hoàn của tạo hóa, “đến hẹn lại lên”, cứ gọi ta về miền hoài niệm? Và, cùng với mùa thu, Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách thêm lần nữa níu giữ bao tâm hồn bận bịu với… ngày xưa.

Hoa sữa là thơ về mối tình đầu đã xa mà chưa cũ. Bài thơ có sự đan xen 2 dòng cảm xúc.

HOA SỮA

Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày

Một buổi sớm, em bỗng thành thiếu nữ

Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ

Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ.

Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu

Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc

Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt

Vậy mà tan trong sương gió mong manh.

Tại vầng trăng? Tại em hay tại anh

Tại sang đông không còn hoa sữa?

Tại siêu hình? Tại gì không biết nữa

Tại con bướm vàng có cánh nó bay…

Đau khổ, buồn, nhưng éo le thay

Không phải thời Rômêô và Juliét

Nên chẳng có đứa nào dám chết

Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.

Chỉ mùa thu còn tròn vẹn yêu thương

Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ

Hương của tình yêu đầu nhắc nhở

Có hai người xưa đã yêu nhau...

Trước hết, đó là dòng cảm xúc tình đầu được nhớ lại. Kỷ niệm đã xa lắm mà tưởng như vừa đâu đây, ngỡ ngàng tươi mới: Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày/ Một buổi sớm, em bỗng thành thiếu nữ/ Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ/ Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ. Rất nhiều tín hiệu về thời gian được nhắc đến nhưng đã không còn hiện lên cụ thể và xác định nữa. Chẳng phải vì độ lùi thời gian đã quá xa. Cứ tưởng cái cách nói lẫn mùa với ngày “hôm ấy mùa thu” có vẻ phi logic cùng lời khẳng định “anh vẫn nhớ”, nhưng hóa ra đây là cách biên niên của trái tim và là lời khẳng định của tâm tưởng. Những rung động tinh khôi của trái tim nảy nở trong một ngày thu đẹp trời, trong sắc trắng tinh khiết, ngây ngất và đắm say của hoa sữa. Cũng từ đó, tình đầu đã hòa vào không gian thu quyến rũ, gắn với loài hoa đặc trưng của phố thu: Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc. Sự hòa quyện diệu kỳ đó đánh thức cảm giác về sự bất tử của tình yêu trong những trái tim trong trẻo. Để rồi, ngay cả khi hoài niệm, nhịp đập phập phồng ấm nóng vẫn còn nguyên!

Dòng hoài niệm ấy đã khơi lên dòng cảm xúc thứ hai: lý giải cái kết cục đau buồn, đầy nuối tiếc xót xa của mối tình đầu. Tình yêu đầu mê say, nguyên sơ, đầy ước vọng kia đã “tan theo sương gió mong manh”. Sự tan vỡ của tình yêu thiêng liêng “tưởng không gì chia cắt” vẫn ám ảnh tâm hồn chàng trai suốt những chặng đường đời. Với người trong cuộc, dường như sự vỡ tan kia có gì oan trái! Và vì vậy, “nghi án” được mổ xẻ, truy nguyên: Tại vầng trăng? Tại em hay tại anh/ Tại sang đông không còn hoa sữa?/ Tại siêu hình? Tại gì không biết nữa/ Tại con bướm vàng có cánh nó bay… Tưởng cắt nghĩa được, quy kết được, hóa ra lại bất lực hoàn toàn. Những câu thơ mang chở không ít suy tư, trở trăn và cả chiêm nghiệm. Chẳng có nguyên nhân nào rạch ròi cả. Thật bất ngờ, cái lý do vu vơ, tưởng nốt đà vận vào, bỗng trở thành điểm tựa tinh thần quý giá “Tại con bướm vàng có cánh nó bay…”. Không thể biết đích xác “Khi nào ta yêu nhau” (Xuân Quỳnh) cũng như chẳng thể biết rõ ràng vì sao tình ta chia lìa! Hay tình yêu cũng mong manh, cũng đậu rồi lại bay như cánh bướm, chẳng khác nào trò đùa của con tạo xoay vần?! Biết vỡ tan là chuyện đã rồi và buồn đau là không tránh khỏi nhưng vẫn có chút gì như chua chát trong cái “đành lòng thôi” của chủ thể trữ tình: Đau khổ, buồn, nhưng éo le thay/ Không phải thời Rômêô và Juliét/ Nên chẳng có đứa nào dám chết/ Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.

Ảnh: Bá Quỳnh (Infonet)
Ảnh: Bá Quỳnh (Infonet)

Con người chấp nhận cảnh ngang trái, phũ phàng như chấp nhận một điều hiển nhiên trong cõi đời, nhưng cái giọng điệu chua chát kia lại cho thấy thái độ khuất phục hoàn cảnh ấy là miễn cưỡng. Thì ra, những lý giải kết cục kia còn bị những nhớ nhung làm cho bối rối!

Hai dòng cảm xúc đan xen trong bài đã đặt tình yêu đầu giữa lằn ranh của lãng quên và bất tử. Vỡ tan là có thật. Nhưng những cảm xúc thuở ban đầu xa xưa dường như vẫn hiện hữu, hiện hình trong sự luân chuyển của trời đất: Chỉ mùa thu còn tròn vẹn yêu thương/ Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ/ Hương của tình yêu đầu nhắc nhở/ Có hai người xưa đã yêu nhau... Vỡ tan, nhưng tình người và tình thu đã kịp quyện hòa để thăng hoa thành “Hoa sữa”.

NGUYỄN THANH TRUYỀN

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.