Vẻ đẹp tựa “mỹ cảnh nhân gian” của hồ nước trái tim lãng mạn

Toyoni được mệnh danh là “hồ nước lãng mạn nhất” xứ sở Phù Tang nhờ hình dáng trái tim tuyệt đẹp và nằm lọt thỏm giữa cánh rừng xanh mướt.

Vẻ đẹp tựa “mỹ cảnh nhân gian” của hồ nước trái tim lãng mạn

Toyoni là một hồ nước ngọt nằm tại Erimo thuộc hòn đảo Hokkaido xinh đẹp. Với vị trí nằm ngay khu vực chân núi Kanondake, đây cũng là hồ nước tự nhiên duy nhất trong dãy Hikada. Hồ Toyoni có diện tích 30ha, sâu gần 18m và nằm ẩn mình giữa một cánh rừng rợp bóng cây xanh mướt. Tùy thời điểm trong năm mà khu rừng quanh hồ nước thay đổi sắc màu, biến khung cảnh thiên nhiên nơi đây trở nên thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết.

Vẻ đẹp tựa “mỹ cảnh nhân gian” của hồ nước trái tim lãng mạn

Vào mùa xuân, cây cối trong rừng mang sắc xanh lục mướt mát. Tới mùa hè, mặt nước hồ trái tim Toyoni Nhật Bản bằng phẳng như một tấm gương, phảng chiếu bầu trời xanh ngắt. Đây là thời điểm mà nhiều du khách chọn trekking đến hồ vì đường sá khô ráo, dễ đi.

Nhiều người cho rằng hồ Toyoni trở nên “lộng lẫy” nhất vào mùa thu khi rừng cây thay lá, chuyển thành màu vàng, màu đỏ rực rỡ. Một hồ nước hình trái tim xanh lục bảo, được bao bọc bởi thảm thực vật muôn màu thực sự là “mỹ cảnh nhân gian” hiếm nơi nào có được.

Vẻ đẹp tựa “mỹ cảnh nhân gian” của hồ nước trái tim lãng mạn

Tuy nhiên, người Nhật hầu như không hề biết đến sự hiện diện của hồ Toyoni cho đến một vài năm trước. Chỉ sau một đêm, nhờ xuất hiện trong một quảng cáo truyền hình nổi tiếng, hình ảnh kỳ quan thiên nhiên hình trái tim nhìn từ trên cao xuất hiện đẹp mắt đã biến nơi đây thành điểm du lịch nổi tiếng.

Ban đầu, hồ nước đặc biệt này được biết đến với tên gọi là Kamuito, hay “Đầm lầy nơi Chúa sinh sống”. Nhưng ngày nay, hầu hết mọi người đều gọi kỳ quan thiên nhiên với cái tên “Hồ Trái tim”, vì hình dạng độc đáo của nó.

Vẻ đẹp tựa “mỹ cảnh nhân gian” của hồ nước trái tim lãng mạn

Ngắm nhìn hồ Toyoni từ trên không luôn là một trải nghiệm ngoạn mục. Vì thế, dịch vụ tham quan hồ Toyoni bằng trực thăng đã ra đời. Một công ty lữ hành địa phương mở bán tour khám phá hồ nước này, thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là vào mùa thu.

Chi phí cho mỗi lần trải nghiệm trực thăng ngắm cảnh hồ trái tim này là 13.000 yên/người, tương đương 2,8 triệu đồng. Du khách muốn trải nghiệm nên tham khảo trước tình hình thời tiết để đặt tour, tránh bị hủy do ảnh hưởng của thời tiết.

Nếu không thể trải nghiệm đi trực thăng, du khách có thể chọn đi bộ dọc theo con đường mòn 8km trong rừng để tiếp cận điểm đến đẹp ở Nhật Bản này.

Theo VNN

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.