(Baohatinh.vn) - Mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) đã là một thương hiệu ẩm thực riêng có của Hà Tĩnh nhờ sự tươi ngon của loại hải sản này và cả không gian để thực khách trải nghiệm.
Khu vực bè mực nhảy tại xã Kỳ Lợi - TX Kỳ Anh nhìn từ trên cao. Trước khi có mặt tại đây (phía sau đền Eo Bạch), người dân biết tới mực nhảy Vũng Áng nằm ở khu vực cảng Vũng Áng (cách đó khoảng 500m, cùng thuộc thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi)
Năm nay, cùng với thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, các chủ bè mực nhảy đang tất bật quay trở lại chuẩn bị mọi công tác kinh doanh cũng như đảm bảo an toàn phòng dịch tại nhà hàng. Ông Chu Văn Hậu (người bên phải trong ảnh) - chủ bè Hậu Thìn cho biết: “Sau khi hết thời gian cách ly xã hội, gia đình đã chuẩn bị mọi điều kiện để kịp phục vụ khách trong đợt lễ 30/4 và 1/5 này. Thời điểm này, mặc dù không đông bằng mọi năm nhưng khách bắt đầu quay trở lại".
Để du khách yên tâm trở lại với đặc sản mực nhảy Vũng Áng, hầu hết các nhà bè đều thực hiện các phương pháp phòng dịch như đặt các điểm rửa tay sát khuẩn ở lối vào và thực hiện giãn cách khi bố trí các chỗ ngồi cho thực khách, đồng thời cam kết không tăng giá trong thời điểm lễ. (Trong ảnh: Một thực khách rửa tay trước khi vào nhà hàng Hậu Thìn)
Ông Võ Văn Bốn - chủ bè Trung Thành cho biết thêm: “Hiện nay, dưới lồng nuôi hải sản của các hộ kinh doanh đã chuẩn bị đầy đủ các loại hải sản tươi sống như: mực nhảy, tôm, ghẹ, cá..., sẵn sàng phục vụ du khách về thưởng thức. Mức giá dao động của mực nhảy từ 450 - 500.000/1kg. Ngoài món mực nhảy làm gỏi, luộc, hấp sẽ có thêm món mực nướng, mực kho…” (Trong ảnh: Lồng nuôi mực nhảy của gia đình ông Bốn đã sẵn số lượng mực để phục vụ du khách cho kỳ nghỉ lễ)
Mực nhảy Vũng Áng ngon nức tiếng bởi sự chăm chút, tỉ mẫn của người dân khi đánh bắt ngoài khơi đến lúc lên bàn cho thực khách thưởng thức. Những con mực tươi sống được những người thợ lành nghề đi câu trong đêm, thả nuôi vào trong khoang thuyền trữ nước biển rồi đem về bán cho các chủ bè hoặc các chủ bè chủ động chạy ra ngoài thu mua. Sau đó được đem thả vào các âu nuôi trong nguồn nước biển sạch.
Chính vì thế khi vớt lên để chế biến cho thực khách những con mực tươi sống nhảy tanh tách, thân hình luôn nhấp nháy.
Mực nhảy được chế biến ngon nhất khi vừa vớt lên từ lồng nuôi rửa sạch để nguyên con đem luộc, hấp bia
... hoặc ăn gỏi sống cùng các gia vị đi kèm như mù tạt, xì dầu và rau thơm.
Anh Nguyễn La Thứ - một thực khách ở TX Kỳ Anh chia sẻ: “Tôi ăn hải sản khá nhiều nơi nhưng riêng món mực nhảy ở Vũng Áng thì không ở đâu có thể sánh được bởi độ tươi ngon và vị mực rất đặc trưng chỉ ở quê chúng tôi mới có…”.
Về Hà Tĩnh thưởng thức món mực nhảy tươi ngon bên bờ biển trong xanh thơ mộng, ngắm những gam màu phát triển tươi mới giữa trái tim KKT Vũng Áng, du khách sẽ có được những trải nghiệm khó quên.
Thời gian tới, Kỳ Lợi định hướng phát triển hình thức kinh doanh mực nhảy gắn với chuỗi liên kết du lịch với các điểm nhấn: ẩm thực, bích họa ở đền Eo Bạch, ngọn hải đăng Mũi Ròn, trải nghiệm câu mực đêm cùng ngư dân… Qua đó góp phần phát triển du lịch, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người dân
Từ 21h đêm trở đi, rất đông người dân, du khách tập trung tại bờ biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngóng những chiếc thuyền thúng để mua mực nháy được bán theo "mớ". Dù không cân đong nhưng loại đặc sản này luôn "cháy hàng".
Không phải là sơn hào, hải vị nhưng nhút mít đang trở thành món ăn bán chạy khi du khách và con em xa quê Hà Tĩnh tìm mua trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5.
Về với xã Cẩm Lạc (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng đặc sản gà đồi nướng chuẩn vị quê nhà.
Dịp nghỉ lễ, du khách từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lựa chọn khu ẩm thực mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là điểm đến khi ghé thăm Hà Tĩnh.
Đến Hà Tĩnh, dường như du khách đều muốn một lần được thưởng thức đặc sản Mực nhảy Vũng Áng (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) bởi độ giòn, hương vị đượm đà riêng có của nó.
Về với biển Hà Tĩnh, ngoài việc thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ mực, du khách còn có những trải nghiệm cùng các tour câu mực ở một số điểm du lịch.
Món gỏi cá đục của Hà Tĩnh vừa đạt 2 giải thưởng cuộc thi món ăn cấp tỉnh, thành phố tại Lễ hội Văn hóa, du lịch, ẩm thực quốc tế Hà Giang 2024 vừa qua.
Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Những ngày này, người dân xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn tất bật đỏ lửa, miệt mài với công việc nướng cá để cung cấp kịp thời cho thị trường tết Nguyên đán.
Cải tạo diện tích đất hoang hóa, thấp trũng, nhiều hộ dân ở TP Hà Tĩnh đã trồng sen vừa tạo cảnh quan môi trường vừa gia tăng thu nhập. Củ sen sau thu hoạch được HTX Sen Hào Thành bao tiêu để sản xuất sản phẩm.
Hội thi gói và nấu bánh chưng dâng Thánh tại lễ hội đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nhằm tri ân các vị hiển Thánh và bậc tiền nhân đã có công vì đất nước, vì quốc thái dân an.
Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân và khách du lịch tìm mua đặc sản Hà Tĩnh. Kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… là những sản phẩm được ưa chuộng để làm quà biếu bạn bè, người thân.
Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.
Gần 200 hộ dân sở hữu hơn 550 gốc, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được coi là “thủ phủ” của trám đen. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.
Xây dựng giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đạt chuẩn OCOP 3 sao, vợ chồng anh Trương Xuân Cao - Nguyễn Thị Thủy (thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) tự tin hơn trên hành trình đưa sản phẩm ra “biển lớn”.
Sự độc đáo, thơm ngon từ món gà ủ muối của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Sông La (tổ dân phố 8, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Khoai xéo - món ăn được chế biến dân dã từ khoai khô, đậu, lạc... đã trở thành món ngon quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.
Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, chị Mai Thị Phương (SN 1980, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Cá tràu kho “queo” của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.
Mực nhảy Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngon nức tiếng nhờ hương vị đậm đà khác biệt. Để giữ được vị ngon, ngọt, giòn của những chú mực nhảy, người dân ở đây đã phải rất kỳ công.