Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Sự kiện trưng bày và trình diễn di sản văn hóa kết hợp các sản phẩm du lịch được tổ chức tại Hà Tĩnh đã mang đến không gian độc đáo, hấp dẫn, góp phần quảng bá di sản các vùng miền trên cả nước.
Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Festival “Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản” là dịp để các tầng lớp nhân dân cùng nhau tôn vinh và gìn giữ một di sản văn hóa vô giá. Hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đang tích cực chuẩn bị cho mùa hội lớn của dân ca xứ Nghệ.
Trong vai trò “nhạc trưởng”, nghệ nhân Võ Thị Kiều Thanh - Chủ nhiệm CLB Dân ca - dân vũ Thành Sen (Hà Tĩnh) đã lan tỏa câu hát quê hương tới các miền quê trong và ngoài tỉnh.
Đã 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Hành trình đó ghi dấu những đóng góp của các câu lạc bộ đầu tiên ở Hà Tĩnh.
Bằng tình yêu, tâm huyết và trách nhiệm dành cho dân ca ví, giặm, nhiều người trẻ Hà Tĩnh đã nỗ lực "chắp cánh" cho di sản của ông cha lan tỏa trong đời sống văn hóa tinh thần hôm nay.
Tin nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh (SN 1955, quê xã Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh) ra đi đột ngột đã xao động tâm tư của biết bao người dân, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ.
Sau thành công của Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh, các câu lạc bộ của Hà Tĩnh đang gấp rút tập luyện, chuẩn bị để sẵn sàng tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023.
Du khách trong nước và quốc tế sẽ được tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh đã được UNESCO và Nhà nước vinh danh như: dân ca ví, giặm, ca trù Cổ Đạm, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, cầu ngư Nhượng Bạn... tại Festival “Về miền quan họ” ở Bắc Ninh.
Tham gia chuyến khảo sát không gian văn hóa di sản do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị Truyện Kiều và Nguyễn Du tổ chức, các nhà nghiên cứu cho rằng, Hà Tĩnh giàu tiềm năng di sản văn hóa, cần “đánh thức”, khai thác phát triển du lịch trong tương lai.
Biểu diễn ca trù, xây dựng gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch địa phương, tham gia hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch... là những hoạt động quảng bá của đoàn Hà Tĩnh tại Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2022.
Mặc dù ảnh hưởng dịch COVID-19, tết năm nay, các địa phương sẽ không tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ nhưng dân ca ví, giặm vẫn là “sợi nhớ, sợi thương” vang ngân trên các miền quê Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, tuy nhiên, công tác bảo tồn chưa tương xứng. Dưới đây là một số ý kiến của ngành chức năng, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ nhân nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Kết tinh từ vành nôi của dân ca ví, giặm, các nhạc sỹ đã viết nên những ca khúc về Hà Tĩnh với giai điệu ngọt ngào, lời ca mộc mạc nhưng vô cùng sâu lắng, để mỗi khi cất lên, không chỉ những người con của xứ sở núi Hồng, sông La mà bạn bè khắp mọi miền đều tha thiết yêu mến, tự hào về mảnh đất này.
Thiếu tá - Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chia sẻ, hành trình nỗ lực cống hiến bảo tồn dân ca ví, giặm của ông được bắt đầu sau lần được biểu diễn phục vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả với những tiết mục dàn dựng công phu, kỹ lưỡng và cách thể hiện dí dỏm, hài hước, sâu lắng... Báo Hà Tĩnh điện tử trân trọng giới thiệu tiết mục đặc sắc “Đường lên cổng trời” của CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh – Hà Tĩnh).
Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Trong 38 tiết trình diễn tại liên hoan, nhiều tiết mục dàn dựng công phu được giám khảo và khán giả đánh giá cao.
Tối 12/12, Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 chính thức khai mạc tại Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Tham dự liên hoan có 345 nghệ nhân, diễn viên của 13 CLB đến từ 13 huyện, thị, thành phố.
Liên hoan CLB dân ca, ví, giặm Nghệ Tĩnh toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/12/2020, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
Năm nay tuổi đã tròn 90, mắt mờ, chân chậm, nhưng khi nhắc đến những câu hát trong điệu giặm “Xay lúa”, cụ bà Trần Thị Tuấn (SN 1930, thôn Hợp Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn say sưa cất lời như thời còn trẻ.
Ngày 23/3, tại Thành phố Hà Tĩnh, Chi hội Văn nghệ dân gian (VNDG) Việt Nam tại Hà Tĩnh tổ chức tọa đàm: “Giáo sư Nguyễn Đổng Chi với văn hóa dân gian” nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh và 35 năm ngày mất cố giáo sư.
Trường THCS Sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vừa tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa với chủ đề trên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, khơi nguồn hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân cho học sinh.
Nhiều gương mặt trẻ xuất hiện thay thế những nghệ nhân già, nhạc cụ dân tộc đã được sử dụng một cách nhuần nhuyễn và nhiều nghề truyền thống được tái hiện một cách sinh động. Đó là những dấu ấn đặc biệt tại Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV vừa kết thúc tại Hà Tĩnh.
Sáng 7/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Minh Thông chủ trì cuộc họp Ban tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018 liên tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An.