Vai trò của nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm

(Baohatinh.vn) - Những nghệ nhân có vị trí quan trọng hàng đầu, là “hạt nhân trung tâm”, là “báu vật nhân văn sống” trong việc giữ gìn di sản dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh.

Sau khi dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2014), đội ngũ nghệ nhân ở Hà Tĩnh đã không ngừng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình bằng những đóng góp thiết thực trong thực hiện các chương trình hành động cấp quốc gia và cấp tỉnh về bảo vệ và phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

12-7847.jpg
Nghệ nhân nhân dân Trần Khánh Cẩm - một trong những "bảo tàng sống" đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá để các cấp ngành hoàn thiện hồ sơ vinh danh di sản quê hương. (Ảnh: Thiên Vỹ).

Từ xưa đến nay, nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể được đánh giá là có vai trò then chốt, quyết định trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là phần lớn được gìn giữ, trao truyền bằng truyền miệng, vì vậy, nghệ nhân thực hành có vị trí quan trọng hàng đầu, là “hạt nhân trung tâm”, là “báu vật nhân văn sống” trong việc giữ gìn di sản.

Tính từ năm 2014 đến nay, tại Hà Tĩnh đã có hàng trăm CLB dân ca ví, giặm ra đời, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị - xã hội trên địa bàn, trong đó, hạt nhân nòng cốt của các CLB là đội ngũ nghệ nhân. Một số nghệ nhân đã dày công sưu tầm làn điệu cổ và khôi phục không gian diễn xướng ở các vùng miền; biên soạn hàng trăm tổ khúc dân ca ví, giặm lời mới, đáp ứng nhu cầu biểu diễn cho các CLB tham gia liên hoan, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị địa phương, trong đó nhiều tiết mục đã được xuất bản thành sách.

b4-1462.jpg
Nghệ nhân Lê Quyết Diễn và Nguyễn Hồng Liên (CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là những “hạt nhân trung tâm” của phong trào hát dân ca ví, giặm ở địa phương.

Một số nghệ nhân trực tiếp tham gia trình diễn tại các liên hoan, hội thi đạt nhiều giải thưởng cao; nhiều nghệ nhân với ý thức, trách nhiệm và tâm huyết gìn giữ vốn cổ, đã mở lớp truyền dạy đàn, hát miễn phí cho con em; một số nghệ nhân được mời tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nguyễn Du cũng như các trường THCS và tiểu học trên địa bàn. Một số nghệ nhân đã vượt không gian địa lý tỉnh nhà tham gia quảng bá dân ca ví, giặm trên mọi miền Tổ quốc, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu văn hóa tinh thần của Nhân dân. Hơn thế nữa, tiếng hát của nhiều nghệ nhân đã vượt biên giới Việt Nam ra tận nước ngoài như Lào, Thái Lan…

Đặc biệt, tính từ năm 2014 đến nay, ở Hà Tĩnh có 3 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và 13 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú; gần 80 nghệ nhân được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian trong lĩnh vực dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Họ là những người “giữ hồn”, “thắp lửa” và “truyền lửa” dân ca ví, giặm trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

bqbht_br_q5-9460.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tiến Khởi - Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm xã Phú Gia (Hương Khê) đóng góp ý kiến để phát huy giá trị hiện thực của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống đương đại. Ảnh chụp tại hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” được tổ chức tại TP. Hà Tĩnh vào ngày 29/11.

Đội ngũ nghệ nhân này là lực lượng nòng cốt vừa là soạn giả, vừa đạo diễn, kiêm luôn diễn viên trong phong trào văn hóa, văn nghệ của các địa phương. Chính họ là cầu nối giữa các thế hệ nghệ nhân, nhằm giữ gìn sự chuẩn mực trong việc trao truyền vốn quý của cha ông, tạo cho di sản dân ca ví, giặm có động lực phát triển và sức lan tỏa mạnh mẽ. Điều này cũng cho thấy tình yêu, thái độ, trách nhiệm của thế hệ nghệ nhân ở Hà Tĩnh trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, hoạt động bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm ở Nghệ Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức. Trước bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu, nhiều không gian văn hóa gắn với làng nghề và “gốc đa, bến nước, sân đình” không còn nữa, các nghệ nhân mất đi không gian trình diễn tự nhiên vốn có của ngày xưa, vừa lao động sản xuất vừa hát, hay nam nữ đối đáp giao duyên khi trăng thanh, gió mát... Điều này cũng kéo theo sự trống vắng dần một số làn điệu cổ gắn với không gian diễn xướng cổ truyền trong sinh hoạt CLB hay trên sân khấu chuyên nghiệp.

Mặt khác, hầu hết nghệ nhân gạo cội, có thâm niên đang nắm giữ di sản gốc đều đã tuổi cao, sức yếu, thậm chí một số người không đủ sức để truyền dạy cho lớp trẻ, trí nhớ giảm nên câu nhớ, câu quên, điệu nọ lẫn điệu kia, dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản” hay “râu ông nọ chắp cằm bà kia” trong trao truyền vốn cổ. Bên cạnh đó, hầu hết lớp trẻ sính nhạc trẻ, nhạc hiện đại nên các em chưa thật sự mặn mà hát dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, kể cả con cháu các nghệ nhân, nghệ sĩ. Số lượng các cháu có năng khiếu được các nghệ nhân dày công kèm cặp lớn lên thường học đại học, học nghề, xuất khẩu lao động hoặc lập gia đình…

bqbht_br_aimg-7298.jpg
Nghệ nhân Nhân dân Trần Khánh Cẩm (ngồi giữa) và Nghệ nhân Nhân dân Vũ Thị Thanh Minh (bên trái) chia sẻ về quá trình trao truyền, gìn giữ dân ca ví giặm... tại chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" (27/11/2024).

Lứa tuổi trưởng thành đã có gia đình và việc làm ổn định, người thì bận công việc cơ quan, người lo cuộc sống mưu sinh nên lực lượng nghệ nhân lứa tuổi này (nhất là nghệ nhân nam) dù hát hay, dù đam mê đến mấy cũng thường chối từ mỗi khi các CLB ở địa phương yêu cầu tham gia các sự kiện liên quan đến dân ca ví, giặm.

Hiện nay, phần lớn các CLB trên địa bàn toàn tỉnh thiếu cả “thầy” lẫn “thợ”, số lượng hội viên đông nhưng không có người hát chính; thiếu tác giả, thiếu đạo diễn, thiếu cả trang phục, đạo cụ, phương tiện hoạt động… dẫn đến mọi hoạt động của CLB diễn ra theo kiểu “ăn đong”, thuê mượn nên bị động, thiếu tính bền vững, chất lượng, hiệu quả thấp.

Công tác xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm cũng gặp nhiều hạn chế; việc sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá, xuất bản về dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh chưa được đầu tư tương xứng; đa số nghệ nhân phải tự túc phương tiện đi lại, thiết bị thu âm, ghi hình để đi sưu tầm, truyền dạy; bỏ tiền túi để tự xuất bản các ấn phẩm liên quan… Những khó khăn và thách thức nói trên khiến nhiều làn điệu cổ dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tiềm ẩn trong Nhân dân chưa được khai thác một cách tối đa, chưa được bảo lưu trọn vẹn; nhiều giá trị tinh hoa của công chúng chưa được quảng bá, lan tỏa ra diện rộng.

Trước thực trạng trên, Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực góp phần vào việc động viên lực lượng nghệ nhân tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Trong 10 năm qua, chi hội đã phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận 80 danh hiệu Nghệ nhân Dân gian. Một số hội viên và nghệ nhân đã sưu tầm, biên soạn và xuất bản được hàng chục đầu sách về dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, làm tài liệu nghiên cứu, cung cấp tiết mục cho các CLB sinh hoạt.

z5206841524326-d878436b803c73ab51047ee4968e543b-456.jpg
Vượt qua nhiều khó khăn, Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng.

Chi hội cũng đã kết nối các nghệ nhân tiêu biểu trong toàn tỉnh xây dựng được nhiều chương trình biểu diễn; kết nối với các tổ chức, đơn vị trong toàn quốc, tạo sân chơi và đồng hành với các nghệ nhân trong việc tuyên truyền, quảng bá dân ca ví, giặm tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu…; phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Áo dài Sài Gòn thực hiện 4 chương trình “Sắc màu văn hóa Hà Tĩnh”; phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Thái và Hội Hữu nghị Việt Lào tổ chức cho các nghệ nhân mang dân ca ví, giặm sang phục vụ bà con Việt Kiều tại nước Cộng hòa Nhân dân Lào và Vương quốc Thái Lan nhân dịp lễ hội té nước và lễ hội đua thuyền lửa…

Những việc làm thiết thực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đang góp phần tiếp thêm sức mạnh cho các nghệ nhân trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của quê hương, dân tộc. Hy vọng, đội ngũ nghệ nhân ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành, để họ ngày càng tích cực vượt qua mọi khó khăn, góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, đặc biệt là dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.