(Baohatinh.vn) - Với các tiết mục được dàn dựng công phu, Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Nằm trong khuôn khổ Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản", Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" do tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An phối hợp tổ chức nhằm kỷ niệm 10 năm (2014-2024) Dân ca ví, giặm được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Tiết mục mở màn "Hà Tĩnh - Nghệ An: nối mạch ngàn năm" do tập thể diễn viên Nhà hát NTTT Hà Tĩnh và Trung tâm NTTT Nghệ An cùng biểu diễn. Chương trình nghệ thuật "Đôi bờ ví, giặm" gồm 3 phần: "Trầm tích xứ Nghệ", "Hành trình di sản" và "Để mạch nguồn chảy mãi", với nhiều tiết mục ví, giặm thấm đẫm văn hóa con người quê hương xứ Nghệ. Không gian diễn xướng ví, giặm "Đêm trăng hò hẹn" tái hiện câu chuyện Đại thi hào Nguyễn Du cùng nhóm trai phường nón Tiên Điền đến Trường Lưu hát ví phường vải với o Uy, o Sạ (Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng). Không gian diễn xướng "Gửi tình ta vào đất" gợi nhớ đến nghề làm gốm của người dân làng nghề ven 2 bờ sông Lam, do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh phối hợp Trung tâm NTTT Nghệ An cùng biểu diễn.
Các tiết mục ở phần 1 "Trầm tích xứ Nghệ" nói về quá trình hình thành và phát triển của di sản dân ca ví, giặm. Trong đó, dân ca ví, giặm là câu hát gắn liền với đời sống lao động, sản xuất của người dân xứ Nghệ, tạo nên tâm hồn, tính cách của con người núi Hồng, sông Lam. Ảnh: Tiết mục "Lời Bác dặn trước lúc đi xa". Cùng với phóng sự về hành trình Dân ca ví, giặm để được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, phần 2 chương trình "Hành trình di sản" có sự xuất hiện giao lưu của các Nghệ nhân Nhân dân: Trần Khánh Cẩm, Vũ Thị Thanh Minh (Hà Tĩnh) và Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Hồng Lựu, ca sỹ trẻ Hà Quỳnh Như (Nghệ An). Các nghệ nhân, nghệ sỹ, ca sỹ trẻ đã bày tỏ tâm huyết và những kỷ niệm sâu sắc về quá trình gìn giữ, trao truyền, thực hành di sản dân ca ví, giặm trong thời gian qua và những mong muốn trong thời gian tới. Tiết mục "Giận mà thương" do Hà Quỳnh Như biểu diễn, với những giai điệu ngọt ngào, da diết.
Cùng với các tiết mục ví, giặm, chương trình nghệ thuật "Đôi bờ ví, giặm" còn có các ca khúc được sáng tác trên chất liệu ví, giặm. Ảnh: Ca khúc "Đôi bờ ví, giặm", sáng tác: Nhạc sỹ Quốc Nam, do ca sỹ Đinh Thành Lê biểu diễn. Phần 3 của chương trình có tên gọi "Để mạch nguồn chảy mãi" thể hiện thông điệp về sự chung sức, đồng lòng của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm. Ảnh: Tiết mục Tổ khúc dân ca "Nẻo về ví, giặm" do NSND Hồng Lựu, ca sỹ Khánh Hà, Công Minh và Nhà hát NTTT Hà Tĩnh biểu diễn. Tiết mục gây thổn thức, lay động trái tim khán giả "Tân cổ điệu ví, giặm là em" do ca sỹ Thu Hà, Thanh Tài và tập thể diễn viên Nhà hát NTTT Hà Tĩnh biểu diễn. Tiết mục "Huyền thoại đất Hồng Lam" do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh và Trung tâm NTTT Nghệ An cùng biểu diễn khép lại chương trình nghệ thuật "Đôi bờ ví, giặm" với nhiều cảm xúc sâu lắng về tình đoàn kết của Nhân dân xứ Nghệ trong việc chung tay bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Clip: Trích tiết mục "Gửi tình ta vào đất" do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh phối hợp Trung tâm NTTT Nghệ An cùng biểu diễn.
Thấm nhuần lời Bác căn dặn: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, phụ nữ Hà Tĩnh đã biến thành hành động cụ thể trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Đã hơn 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn vẹn nguyên như thước phim sống động trong tâm trí người cựu thanh niên xung phong Nguyễn Trí Cảnh (thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Tấm lòng thiện nguyện của bà Chu Thị Lương (81 tuổi, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã sưởi ấm nhiều mảnh đời khó khăn và ươm mầm nhân ái, dựng xây nếp sống nghĩa tình cho con cháu.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ đến giờ phút hào hùng, cùng đoàn quân chiến thắng có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản, quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 1 trong 2 phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975 để kịp thời ghi lại khoảnh khắc lịch sử của dân tộc.
Từng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, phải chịu biết bao bom đạn của kẻ thù, song giờ đây, những miền quê của Hà Tĩnh đang “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Từng trang nhật ký, từng lá thư hoen màu theo thời gian như những mảnh ghép thiêng liêng, tái hiện cuộc đời và lý tưởng cao đẹp của những con người đã ngã xuống vì đất nước.
Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã lập nên nhiều chiến tích vẻ vang, trong đó, thành tích bắn rơi hàng trăm chiếc máy bay địch, bắt sống giặc lái là niềm tự hào mãnh liệt.
Góp phần vào thành tựu chung của văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, từ kháng chiến chống Mỹ đến nay, lĩnh vực nhiếp ảnh đã tạo dấu ấn đậm nét, khi khắc họa những thời khắc lịch sử và sự phát triển của quê hương.
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy là một trong những người tâm huyết nhất nghiên cứu về núi Hồng ở nhiều phương diện nên nhiều người tôn gọi ông là “Kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Luôn phát huy tốt truyền thống cách mạng của gia đình, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, gia đình ông Trần Văn Chương ở phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.
Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Dù mất đi bàn tay trái nhưng họa sỹ Nguyễn Văn Mạnh (quê Nghệ An, sinh sống tại TP Hà Tĩnh) vẫn kiên trì cầm cọ hơn chục năm nay, miệt mài tô điểm cho nhiều công trình kiến trúc.
Tại xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gia đình anh Đặng Đức Dũng - chị Nguyễn Thị Thảo là tấm gương về nghị lực vượt khó đi lên, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực đóng góp cho cộng đồng.
Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.
Ông Trần Minh Lục (Hà Tĩnh) luôn tâm niệm phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh từ những điều giản dị nhất để sống, làm việc tốt hơn.