Bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - đôi điều cảm nhận, trăn trở

(Baohatinh.vn) - Công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm đang được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá lại để có những định hướng đúng đắn.

Phong trào bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm thực sự đã được người dân xứ Nghệ coi trọng, tự hào. Ngay từ những năm 1960 thế kỷ XX, mặc dù chiến tranh khốc liệt nhưng các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, các nhạc sĩ, văn nghệ sĩ hai tỉnh vẫn quan tâm, điền dã sưu tầm, ghi chép nghiên cứu biên soạn, giới thiệu. Các nghệ nhân và Nhân dân sẵn sàng cung cấp những điều mà họ hiểu biết về dân ca, dân vũ truyền thống của địa phương mình.

bqbht_br_154d3231305t86194l0.jpg
10 năm sau ngày dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2014), công tác bảo tồn và phát huy được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Vì thế, không lâu sau ngày thống nhất đất nước, hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập, ngành VHTT Nghệ Tĩnh đã tiến hành thể nghiệm đưa dân ca lên nghệ thuật sân khấu kịch, Đoàn dân ca Nghệ Tĩnh ra đời đã tạo nên nhiều thành quả bảo tồn, phát huy dân ca truyền thống này.

Cùng lúc phong trào văn nghệ quần chúng đến năm 1985, các chương trình đàn hát dân ca của 27 huyện, thị toàn tỉnh lúc bấy giờ thực sự sôi động khắp nơi. Các giá trị văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống tưởng chừng như lãng quên bỗng hồi sinh trên quê hương xứ Nghệ, đặc biệt là dân ca ví, giặm.

Trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập, tưởng như văn hoá truyền thống bị lấn át bởi âm nhạc hiện đại nhưng ở Nghệ Tĩnh, người dân vẫn yêu mến các khúc hát dân ca. Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, các chương trình văn nghệ quần chúng tham gia liên hoan hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, tỷ lệ các tiết mục truyền thống vẫn chiếm trên 80%. Đặc biệt, khi dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2014), phong trào càng phát triển mạnh, nhiều tổ chức xã hội đã thực sự vào cuộc.

a2-9408.jpg
Tái hiện không gian hát ví trên sông Lam phục vụ hoạt động quảng bá du lịch.

Trong sự phát triển ấy, nhiều làn điệu dân ca cải biên nâng cao từ ví, giặm xuất hiện. Cho đến nay nhiều nhạc sĩ, hạt nhân văn nghệ của nhiều địa phương vẫn tiếp tục sáng tác, tạo được giá trị mới nhưng đến nay cũng có không ít làn điệu cải biên, không những khó hát, khó phổ cập quần chúng rộng rãi mà còn thiếu đi cái đậm đà sâu lắng tình tứ của ví và cái chất sôi động, phóng túng phấn chấn, hồ hởi của giặm. Mặt khác, ví, giặm là dựa trên cơ sở của các thể thơ gần gũi với người dân từ lâu (lục bát, thơ song thất, hoặc thơ ngũ ngôn, thất ngôn), từ các thể thơ đó, tác giả thêm hoặc bớt đi một số từ để cho sinh động cũng khiến cho làn điệu ví, giặm biến thể.

Về phía không gian diễn xướng, qua quá trình thể nghiệm phục hồi không gian diễn xướng của ví, giặm, các tác giả, nghệ nhân đã có nhiều sáng tạo sinh động trên sàn diễn ca, diễn xướng nhưng nghiêm túc, chân thực nhìn nhận đánh giá một cách khách quan cũng có không ít những không gian sáng tạo khôi phục không thực tế, không thể có trong cuộc sống đời thường. Lĩnh vực nghệ thuật nâng cao cách điệu là cần thiết nhưng nó cũng chỉ chừng mực, xa rời thực tế thì khó mà đưa vào cuộc sống. Nhiều không gian cùng lúc đưa lên sân khấu quá nhiều đạo cụ, làm lộn xộn sân khấu, khiến người xem bị loạn cảm xúc.

a7-1589.jpg
Cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cấp, ngành, các nghệ nhân, nghệ sỹ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm. (Trong ảnh: Nghệ nhân Hà Thị Thành và cháu Nguyễn Gia Hân thuộc Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Tùng Lộc - Can Lộc biểu diễn tiết mục "Thập ân phụ mẫu").

Trai gái làng ngày xưa đi hát, phần lớn là ban đêm, phường hát 2 làng thường hò hẹn nhau dưới những đêm trăng của những làng nghề truyền thống. Còn trong lao động chỉ có không gian phường cấy hoặc các làng nghề vừa làm vừa hát đối đáp với nhau.

Ngày nay, cày cấy hầu như là phương tiện máy móc, còn các làng nghề đã mai một, còn lại nghề thủ công nào cũng đã công nghiệp hóa, dụng cụ máy móc là chính. Về con người, làng xóm ngày xưa trai gái có thanh có sắc trong một làng có hàng mấy chục người. Ngày nay quy mô thôn xóm, khu dân cư nhiều hộ gấp mấy làng xóm ngày xưa nhưng tìm ra được vài ba thanh niên, thanh nữ thật là khó. Trai gái làng lớn lên, học xong là đi làm ăn, nên việc khôi phục, phát huy không gian diễn xướng để thể nghiệm như vậy cũng nên dừng lại để tìm ra những không gian mới phù hợp với sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày nay.

z5206839427266-af777058376f36f79e22a30ff44f5883-1-7749.jpg
CLB Dân ca, dân vũ Thành Sen trực thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động thiết thực trong bảo tồn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Ví, giặm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, chúng ta đang tích cực bảo tồn, phát huy để cho các thế hệ nối tiếp hiểu biết giá trị của ví, giặm; phải làm sao để dân ca ví, giặm phát huy như một lợi khí của người dân xứ Nghệ, không chỉ trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mà còn rất cần cho những cuộc giao lưu tham gia liên hoan hội thi diễn với các vùng miền trong, ngoài nước.

Ví, giặm là bảo bối văn hóa phi vật thể của người dân xứ Nghệ, mong sao ví, giặm sớm được đưa vào trường học thông qua bộ môn nhạc của các cấp học phổ thông. Và mỗi huyện, mỗi tỉnh sớm có một trung tâm bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh với đầy đủ chức năng, sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn, thể nghiệm, thẩm định, truyền dạy, biểu diễn, phục vụ nhân dân và du khách. Các trung tâm này cũng sẽ trực tiếp tham mưu cho ngành văn hóa, tham mưu cho chính quyền việc bảo tồn, phát huy dân ca truyền thống của địa phương, để cho dân ca ví, giặm trường tồn với đời sống văn hóa người dân xứ Nghệ.

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.