Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc?

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thế nào mới là một cuộc sống hạnh phúc? Kỳ thực, hạnh phúc là một thứ trừu tượng, không thể nhìn thấy, cầm nắm hay cân đo đong đếm được. Hạnh phúc là thứ mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận. Nếu không biết cầm nắm chìa khóa để có được hạnh phúc, chúng ta không bao giờ hạnh phúc.

Gần đây tôi có dành nhiều thời gian suy ngẫm mình cần gì trong cuộc sống này? Điều gì mới khiến mình hạnh phúc? Một câu hỏi tưởng giản đơn nhưng không dễ trả lời chút nào. Có nhiều người sẽ nhanh trí cho rằng tôi sẽ hạnh phúc khi có thật nhiều tiền, trở nên giàu có. Hay tôi sẽ hạnh phúc khi có ai đó yêu mình, quan tâm mình.

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Nếu hạnh phúc là khi có nhiều tiền hơn, vậy thì tại sao giới siêu giàu vẫn phải trăn trở hỏi câu “Tiền nhiều để làm gì?” Tại sao nhiều ngôi sao nổi tiếng đã chọn từ bỏ cuộc đời khi đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp, tiền bạc, danh vọng không hề thiếu.

Nếu hạnh phúc là khi có ai đó yêu mình, quan tâm mình, đặc biệt là ở khía cạnh tình yêu đôi lứa. Vậy khi không được yêu, không được quan tâm, chẳng phải người ta sẽ mãi không thể hạnh phúc hay sao?

Tôi từng lao đầu vào kiếm tiền, nhận đủ công việc làm thêm, thu nhập của tôi cũng nhờ thế mà tăng lên, tôi chỉ có thể yên tâm hơn một chút khi tiền đổ về tài khoản mỗi tháng. Nhưng sau tất cả, dù thu nhập tăng lên, tôi vẫn không hạnh phúc hơn. Đến một lúc nào đó, chiếc áo mới, lọ mỹ phẩm, những bữa ăn xa xỉ không làm cho tôi vui sướng nữa.

Tôi từng yêu đương hẹn hò, được người ta quan tâm chăm sóc. Nhưng trong lòng vẫn luôn cảm thấy cô đơn, trống trải và bất an. Tôi có một gia đình yêu thương mình, những người đồng nghiệp, bạn bè tốt, nhưng điều đó cũng không đảm bảo rằng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc.

Vậy thì hạnh phúc ở đâu? Làm sao để đuổi bắt được nó?

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Nếu coi hạnh phúc là khi được nhận về một thứ gì đó, dù là vật chất hay tình cảm thì cũng đồng nghĩa với việc mình giao chiếc chìa khóa hạnh phúc của bản thân vào tay người khác rồi. Đó là lý do nhiều chị em thất vọng, tủi thân khi người yêu hay chồng mình không còn săn đón, quan tâm như lúc ban đầu, ngày lễ cũng chẳng nhớ gì đến quà cáp. Rồi lại nhìn quanh, so sánh với những người phụ nữ khác và càng thêm chạnh lòng. Khi chúng ta bắt đầu kỳ vọng vào người khác cũng là lúc chúng ta dễ nhận về sự thất vọng.

Bên cạnh đó, tôi quan sát thấy nhiều người rất thích làm việc tốt, dù đôi khi họ không thật sự nhận được lợi ích gì cho bản thân mình. Như mẹ tôi, rất thích làm từ thiện, hay cho tiền người khác dù mẹ cũng không dư giả gì. Trong khi tôi còn đa nghi cho rằng những người ăn xin có cả đường dây chăn dắt, lừa đảo thì mẹ vẫn tin vào luật nhân quả và giúp nhầm còn hơn bỏ sót. Hóa ra cảm giác được làm người tốt, giúp được điều gì đó tốt đẹp cho người khác thôi thúc mẹ làm việc thiện.

Hay ở trên mạng xã hội, nhiều người không phải KOL nhưng vẫn tích cực bỏ thời gian và công sức để chia sẻ kiến thức miễn phí cho cộng đồng. Đó chính là cái cảm giác hạnh phúc khi được cho đi, trở thành người có giá trị hơn và giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Không cần phải giàu có, dư giả mới có thể giúp đỡ người khác. Ai cũng có thứ gì đó có thể cho đi. Chẳng hạn như ở đại dịch Covid-19 lần này, nhiều người dân nghèo, chỉ có tài sản lớn nhất là cuốn sổ hộ nghèo, họ vẫn sẵn sàng đóng góp mớ rau, quả bí, những thứ của nhà trông được.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, bạn nên dành 5 – 10% thu nhập hàng tháng để cho đi. Con số này có thể linh động tùy theo mức thu, chi của bạn. Việc cho đi khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình đủ đầy hơn, thấy hạnh phúc hơn. Vì thế, đừng quá nhăn nhó khó chịu với cả xấp thiệp cưới mà bạn nhận được, hay thấy bất an khi phải đi thăm người ốm. Thay vào đó, hãy luôn có sự chuẩn bị để có thể cho đi một cách vui vẻ. Bên cạnh đó, thứ mà bạn cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc.

Vì sao chìa khóa của hạnh phúc lại nằm ở việc cho đi chứ không phải nhận về?

Khi bạn cho đi, chiếc chìa khóa hạnh phúc nằm trong tay bạn.

Áp dụng công thức trên, ta cũng có thể rút ra rằng, chìa khóa của hạnh phúc nằm ở việc bớt đi chứ không phải thêm vào. Bạn sẽ không nhận ra rằng bạn đang sở hữu quá nhiều thứ đâu. Khi bạn bỏ bớt, bạn được sống nhẹ nhõm, thảnh thơi hơn. Ví dụ, ăn ít đi để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Buông bớt những suy nghĩ tiêu cực, lo âu để đầu óc thông thoáng và sáng suốt hơn. Bỏ bớt đồ đạc để nhà cửa thoáng đãng, không phải stress vì sống trong mớ đồ đạc ngồn ngộn.

Tôi đã thử và thấy hiệu quả, còn bạn thì sao?

Theo Emdep

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.