Vì sao người tiêu dùng chưa mặn mà test nhanh thực phẩm ở chợ?!

(Baohatinh.vn) - Ki-ốt kiểm nghiệm thực phẩm bằng test nhanh tại chợ TP Hà Tĩnh ra đời với mục tiêu giúp người tiêu dùng “bóc mẽ” thực phẩm “bẩn”. Tuy nhiên, sau 1 tháng triển khai, ki-ốt chưa thực sự thu hút người tiêu dùng quan tâm.

vi sao nguoi tieu dung chua man ma test nhanh thuc pham o cho

Nhiều buổi, ki-ốt kiểm nghiệm thực phẩm bằng test nhanh tại chợ TP Hà Tĩnh không nhận được mẫu nào từ người tiêu dùng.

Cần người dân ủng hộ

Nhân viên ki-ốt Nguyễn Xuân Tuấn cho biết: “Khi khai trương ki-ốt, chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý phục vụ người dân. Tuy nhiên, thực tế diễn ra khác với dự đoán ban đầu. Nhiều buổi ki-ốt không nhận được bất kỳ mẫu thực phẩm nào”.

Theo thống kê của Chi cục ATVSTP tỉnh, từ 25/10 - 22/11, ki-ốt kiểm nghiệm thực phẩm bằng test nhanh tại chợ TP Hà Tĩnh đã nhận được 26 mẫu do người tiêu dùng mang đến kiểm nghiệm. Kết quả, có một mẫu cải thìa dương tính với thuốc trừ sâu.

Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Phan Văn Hùng cho biết: “Kiểm soát chất lượng thực phẩm bằng hình thức test nhanh tại chợ đòi hỏi phải thường xuyên và kiên trì. Đây là mô hình điểm, xây dựng để chuyển giao cho thành phố và rút kinh nghiệm để nhân rộng toàn tỉnh. Vì vậy, mặc dù về nhân lực còn rất khó khăn nhưng Chi cục ATVSTP tỉnh và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy, hải sản tỉnh đã rất nỗ lực bố trí người phục vụ, ít nhất 2 người/buổi. Tuy nhiên, để mô hình hoạt động hiệu quả, rất cần sự ủng hộ tích cực của người dân”.

vi sao nguoi tieu dung chua man ma test nhanh thuc pham o cho
vi sao nguoi tieu dung chua man ma test nhanh thuc pham o cho

Rau, củ, quả không rõ nguồn gốc tràn lan chợ thành phố Hà Tĩnh nhưng người tiêu dùng chưa quan tâm đến việc lấy mẫu kiểm nghiệm bằng test nhanh ngay tại chợ.

Người tiêu dùng nói gì?

Về phía người tiêu dùng, hầu hết đều ủng hộ sự có mặt của ki-ốt trong chợ. Tuy nhiên, theo họ, sở dĩ ki-ốt chưa thu hút được nhiều người dân tham gia là do khung thời gian làm việc và địa điểm của ki-ốt.

Chị Nguyễn Thị Hà (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Ki-ốt chỉ làm việc vào giờ hành chính (từ 8-11h) vào mỗi buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, đó là khoảng thời gian chúng tôi đang đi làm chứ không phải đi chợ. Giá như ki-ốt phục vụ vào các ngày thứ 7 và chủ nhật”.

Theo chị Lan, một người buôn bán tại chợ TP Hà Tĩnh: “Ki-ốt chưa thu hút được người tiêu dùng là do nằm khuất sau hàng thịt, rất ít người biết đến, hơn nữa, khu vực này cũng chưa đảm bảo vệ sinh. Xung quanh ki-ốt là điểm tập kết rác của nhiều hộ kinh doanh. Không chỉ bốc mùi mà khu vực này do nền trơn ướt thường xuyên, người đi lại không cẩn thận sẽ dễ trượt ngã”.

vi sao nguoi tieu dung chua man ma test nhanh thuc pham o cho

Các chỉ tiêu phát hiện bằng test tại ki-ốt và thời gian có kết quả

Nhiều người tiêu dùng cho rằng, ki-ốt đã “cắm” tại chợ thì nên hoạt động linh hoạt. Khi có đủ mẫu của người tiêu dùng mang đến thì phục vụ; ngược lại, khi không có mẫu người tiêu dùng mang đến thì nên chủ động đi lấy mẫu tại chợ. Nếu hoạt động thường xuyên, liên tục như thế, chắc chắn sẽ thay đổi được ý thức, trách nhiệm của người kinh doanh thực phẩm trong chợ.

Như vậy, đã có những yêu cầu mới đặt ra đối với ki-ốt kiểm nghiệm thực phẩm bằng test nhanh tại chợ TP Hà Tĩnh. Thiết nghĩ, ngành chức năng cần đánh giá lại và tìm ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả cho mô hình quan trọng này.

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.