Trong khuôn khổ hoạt động thường niên của Trung tâm Pháp ngữ châu Á-Thái Bình Dương (CREFAP) thuộc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), phiên họp lần thứ 16 của Hội đồng Định hướng thuộc trung tâm đã diễn ra ngày 29/2 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Bích Ngọc/TTXVN)
Phiên họp nhằm đánh giá các hoạt động trong năm 2015 và thông qua chương trình chiến lược cho năm 2016 về tình hình dạy và học tiếng Pháp hiện nay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Năm 2015 đánh dấu bước khởi đầu của chương trình “Ngoại ngữ tiếng Pháp” giai đoạn 2015-2018 do OIF khởi xướng và CREFAP chịu trách nhiệm triển khai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chương trình hướng tới ba mục tiêu chính gồm tăng cường nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải duy trì tiếng Pháp như một môn ngoại ngữ trong chương trình giảng dạy của mỗi nước, tăng cường khả năng chuyên môn của những người sử dụng tiếng Pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu của công việc trong bối cảnh đa ngôn ngữ.
Ngoài ra, chương trình còn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra sân chơi cho tất cả học sinh.
Theo bà Véronique Girard, chuyên gia của chương trình, đại diện OIF, ba mục tiêu trên có quan hệ mật thiết và có tác dụng tương hỗ với nhau. Bà cho rằng các mục tiêu trên phải được lồng ghép vào chính sách giáo dục của các nước thành viên.
Trong năm qua, hơn 20 hoạt động khác nhau đã được tiến hành tại các nước trong khu vực và khoảng 1.200 đối tượng đã được hưởng lợi từ các hoạt động này bao gồm học sinh và giáo viên trung học cơ sở, sinh viên và giảng viên đại học, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục và cán bộ giáo dục ở các cấp.
Bà Girard đánh giá cao những nỗ lực của các nước thành viên nhằm tăng cường việc dạy và học tiếng Pháp trong khu vực. Theo bà, các nước đã đặc biệt chú trọng đến chất lượng của các hoạt động thay vì số lượng như trước đây.
Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với CREFAP để triển khai chương trình ngoại ngữ tiếng Pháp. Việt Nam đã xây dựng khung năng lực giáo viên tiếng Pháp; xây dựng kế hoạch tập huấn thường xuyên giáo viên tiếng Pháp dài hạn và bản đồ phân bổ giảng dạy tiếng Pháp cũng như biên soạn bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ hai. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa do CREFAP tổ chức.
Tại cuộc họp, bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị trong thời gian tới, OIF tiếp tục hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực của các giáo viên và giảng viên tiếng Pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng mong muốn các học sinh và giáo viên tiếng Pháp đạt thành tích cao trong học tập và giảng dạy sẽ được quan tâm và động viên kịp thời hơn nữa./.
Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Niềm vui đến với Lê Thiện Nhân và Lê Hồng Nhung – lớp 12 A1 Trường THPT Can Lộc với giải nhất môn Toán và giải nhì môn Vật lý tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh lớp 12.
Các trường học ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về thân thế, sự nghiệp của Đại danh y Lê Hữu Trác.
Nhiều học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh thay đổi kế hoạch ôn thi sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học năm 2025, trong đó có quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%.
Các trường học ở Hà Tĩnh đã và đang bám sát định hướng đổi mới, chuẩn bị kiến thức cho học sinh trước Kỳ thi vào lớp 10 lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
102 giáo viên đến từ các trường tiểu học ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành các phần thi tại Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, năm học 2024 - 2025.
Hơn 23 năm đảm nhận vai trò Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Văn Tùng (Trường Tiểu học Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm phát triển phong trào đội.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nhiều ý kiến của các chuyên gia đề nghị bỏ xét tuyển sớm, Bộ sẽ cân nhắc điều này, xem xét nên rút ngắn tỷ lệ này hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng.
Đây là những học sinh có điểm IELTS từ 7.0 trở lên và chứng chỉ quốc tế môn tiếng Pháp được miễn tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh lớp 12 năm học 2024 - 2025.
Với vai trò Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ, Hà Tĩnh), cô Nguyễn Thị Minh Thơ luôn nhiệt huyết, góp phần phát triển toàn diện về tư duy, thể chất cho học sinh.
Hội thi giáo viên dạy giỏi là dịp để các thầy cô giáo trên địa bàn Hà Tĩnh nâng cao tinh thần tự học hỏi, sáng tạo trong chuyên môn, mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
Hai giáo viên Tổng phụ trách Đội ở Hà Tĩnh vừa được trao giải thưởng “Cánh én hồng", được Hội đồng Đội trung ương tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Nhiệm kỳ tới, Hội Khuyến học Can Lộc (Hà Tĩnh) tiếp tục củng cố, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hội, phấn đấu xây dựng huyện đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” mức 2.
17 tham luận đã đề xuất nhiều giải pháp hay nhằm thực hiện tốt việc sắp xếp hệ thống giáo dục Hà Tĩnh ngày càng hoàn thiện, đổi mới, phù hợp với thực tiễn.
Gần 300 trẻ em Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tham gia diễn đàn “Điều em muốn nói”; gặp gỡ, tiếp xúc với đại biểu HĐND, lãnh đạo địa phương.
Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam do Trường THPT Can Lộc (Hà Tĩnh) tổ chức diễn ra hấp dẫn, ý nghĩa.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp dạy, học và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ở Hà Tĩnh.
Mặc dù trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, song các giáo viên Gen Z ở Hà Tĩnh đang “thổi một làn gió mới” vào công cuộc trồng người bởi phương pháp giảng dạy sáng tạo và độc đáo.
Phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện Cẩm Xuyên đã tạo môi trường thuận lợi để giáo dục huyện nhà phát triển toàn diện, luôn đứng tốp đầu của tỉnh Hà Tĩnh.
Đạt thành tích cao trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thầy Nguyễn Đình Nam (SN 1991) - Trường Đại học Hà Tĩnh vinh dự được Trung ương Đoàn vinh danh là “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”.
Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.