Việt Nam sơ tán 780 công dân từ vùng chiến sự Myanmar

Việt Nam đã hồi hương 780 công dân từ Myanmar trên 6 chuyến bay thuê riêng, giữa bối cảnh tình hình chiến sự tại Myanmar diễn biến phức tạp.

Bộ Công an cho biết tính đến ngày 6/12, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan tiếp nhận 780 người về nước từ Myanmar qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài trên 6 chuyến bay thuê riêng.

Trong tuần này, dự kiến có thêm một số chuyến bay thuê riêng để đưa số công dân còn mắc kẹt về nước.

Toàn bộ chi phí hồi hương đều được chính phủ Việt Nam chi trả, theo Bộ Ngoại giao.

Việt Nam sơ tán 780 công dân từ vùng chiến sự Myanmar

Nhóm công dân Việt Nam từ Myanmar về nước ngày 6/12. Ảnh: Bộ Công an

Đến nay, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã xác minh và trả lời cấp hộ chiếu cho 1.068 công dân cần được giải cứu ở Myanmar.

Công dân Việt Nam mắc kẹt ở Myanmar phần lớn là thanh niên trẻ, trong đó có cả thiếu niên, trẻ em sơ sinh và phụ nữ mang thai, ra nước ngoài làm việc trong những cơ sở đánh bạc trực tuyến ở các bang phía bắc Myanmar, bị chủ lao động bỏ rơi.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ lương cao”, không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử lao động.

Công dân cần tìm hiểu kỹ về nội dung công việc, đơn vị, địa điểm dự kiến làm việc, thân nhân người giới thiệu, chế độ bảo hiểm, quyền lợi được hưởng trước khi quyết định việc xuất cảnh ra nước ngoài.

Liên minh Huynh đệ, gồm các nhóm nổi dậy Quân đội Arakan (AA), Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) và Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) hôm 27/10 phát động Chiến dịch 1027, tấn công loạt căn cứ của quân đội Myanmar ở bang Shan, khu vực gần biên giới với Trung Quốc.

Đây được coi là đợt tấn công lớn nhất của các nhóm phiến quân chống lại chính quyền quân sự Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021.

Giao tranh giữa Liên minh Huynh đệ và quân đội Myanmar kích động thêm các nhóm phiến quân khác tham gia tấn công chính quyền. Các cuộc xung đột ở Myanmar đã kéo dài nhiều tuần, lan rộng ra cả khu vực phía đông và tây đất nước.

Công dân Việt Nam còn mắc kẹt hoặc cần giúp đỡ liên hệ theo số đường dây nóng:

- Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: +959660888998

- Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84, +84 965 41 11 18.

Email: baohocongdan@gmail.com

Theo VNE

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.