Vô ý làm chết người phải chịu hình phạt cao nhất đến 10 năm tù

(Baohatinh.vn) - Anh Trần Bảo Long (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Vô ý phạm tội là gì, tội vô ý làm chết người sẽ bị xử phạt như thế nào?

Vô ý làm chết người phải chịu hình phạt cao nhất đến 10 năm tù

Hình minh họa.

Trả lời:

1. Theo quy định tại Điều 11, Bộ luật Hình sự: Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Có nghĩa là, người phạm tội nhận thức và dự liệu được hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng xét về mặt ý chí lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có biện pháp ngăn ngừa được. Tuy nhiên, cần phân tích rõ mức độ nhận thức hậu quả của người thực hiện hành vi.

Nếu xem xét lại các lỗi về cố ý thì việc nhận thức và xác định, dự liệu hậu quả là điều tất yếu, hiển nhiên, pháp luật hình sự buộc người phạm tội phải nhận thức rõ vấn đề này. Hậu quả xảy ra nếu thực hiện hành vi là một điều chắc chắn, còn đối với lỗi vô ý do quá tự tin thì hậu quả có thể xảy ra hoặc không xảy ra trên thực tế.

Người phạm tội nhận thức được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện có thể dẫn đến một hậu quả nào đó nhưng lại cho rằng hậu quả đó không có cơ sở để xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ được ngăn chặn một cách ngay lập tức. Trong ý chí khi thực hiện hành vi, người phạm tội hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra như biểu hiện của trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp nhưng trong nhận thức, người phạm tội tự tin ngăn chặn được hậu quả, tuy nhiên, sự tự tin không tương đồng với thực tế, không giải quyết được vấn đề.

b. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Biểu hiện của nó là, xét về mặt nhận thức thì người phạm tội hoàn toàn không thấy được hậu quả do hành vi của mình mang lại mặc dù pháp luật buộc người phạm tội phải thấy trước được điều đó. Việc đánh giá khả năng thấy trước hậu quả cũng cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, cụ thể dựa vào chính khả năng của người phạm tội như trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm sống...; dựa vào hoàn cảnh khách quan về không gian, thời gian, vị trí địa lý...

Việc buộc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải thấy trước được hậu quả chỉ có thể áp dụng đối với những mối quan hệ chung, phổ biến mà ở đó đã hình thành một quy tắc xử sự, ai cũng phải tuân theo. Ví dụ: Bác sĩ tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân và hậu quả là bệnh nhân chết. Trong trường hợp này chính sự cẩu thả của bác sĩ đã dẫn đến hậu quả là cái chết của bệnh nhân, trong quy tắc xử sự hành nghề y buộc bác sĩ phải là một người cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc và đồng thời họ cũng phải nhận thức được hậu quả sẽ như thế nào nếu có sự nhầm lẫn, sử dụng không chính xác.

2. Về hình phạt, Điều 128, Bộ luật Hình sự quy định về tội vô ý làm chết người.

a. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

b. Phạm tội làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3-10 năm.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.