Vốn ngân hàng chính sách giúp nông dân Đức Thọ thoát nghèo

(Baohatinh.vn) - “Nếu không được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội thì vùng đồi núi thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng vẫn chỉ là vùng đất hoang vu, gia đình tôi cũng chưa biết vịn vào đâu để phát triển sản xuất” - một nông dân ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) tâm sự rất thật về chính sách vay vốn để phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình...

Vốn ngân hàng chính sách giúp nông dân Đức Thọ thoát nghèo

Trang trại của anh Dũng hiện có 500 gốc cam, trong đó 400 gốc đã cho quả bói.

Năm 2016, gia đình anh anh Phạm Quốc Dũng (thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng, Đức Thọ) mua 11 ha đất vùng đồi núi tại thôn Vĩnh Yên - nơi khó khăn của xã Đức Lạng để lập nghiệp. Chỉ việc xây căn nhà cấp 4 vừa ở, đầu tư đường điện cũng đã làm cho người thanh niên mới “khởi nghiệp” này hết vốn.

Vượt lên khó khăn, hàng ngày, vợ chồng anh sáng vác rựa ra núi phát hoang cây dại, tối men theo đường núi về nhà. Từ sự cần mẫn đó, chẳng mấy chốc 11 ha vùng đồi núi hoang vu đã được phát dọn sạch.

Núi đồi sạch cây dại. Đầu năm 2017, Hội Nông dân xã Đức Lạng giới thiệu cho anh Dũng vay 50 triệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đức Thọ. Có vốn, hai vợ chồng đi hết Sơn Thọ, Đức Hương (Vũ Quang) rồi ngược lên các xã Sơn Mai, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 (Hương Sơn) tìm các mô hình trang trại vườn đồi để “học nghề”.

“Ai giới thiệu mô hình nào hay là cả vợ chồng tìm đến. Sau khi tìm hiểu khắp, cuối cùng, chúng tôi quyết định mua giống keo tràm và cam để trồng là phù hợp nhất” - chị Nguyễn Thị Huyền (vợ anh Dũng) nhớ lại.

Vốn ngân hàng chính sách giúp nông dân Đức Thọ thoát nghèo

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng, anh Phạm Quốc Dũng đã có được một trang trại trù phú, có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, sau 2 năm “khởi nghiệp”, chị Huyền, anh Dũng đã trồng được 7 ha keo tràm chuẩn bị cho thu hoạch và 4 ha cam với 500 gốc, trong đó 400 gốc đã cho quả bói vụ đầu.

Ngoài ra, tận dụng đồi núi, đôi vợ chồng trẻ này còn nuôi bò và hàng trăm con gà để lấy ngắn nuôi dài. “Chưa có nguồn thu chính nhưng trang trại đã mở ra nhiều triển vọng nên có người đã trả giá cơ nghiệp này gần 2 tỷ đồng. Đương nhiên là tôi không bán” - anh Dũng cho biết.

Vốn ngân hàng chính sách giúp nông dân Đức Thọ thoát nghèo

Kết hợp mô hình chăn nuôi, sản xuất phù hợp, gia đình ông Nhạc - bà Sửu đã sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội.

Không có diện tích đồi núi, khuôn viên hẹp nhưng với cách đầu tư bài bản, có khoa học, kết hợp mô hình chăn nuôi phù hợp, hộ ông Võ Mạnh Nhạc (thôn Tiến Lạng, xã Đức Lạng, Đức Thọ) cũng đang sử dụng hiệu quả từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bà Võ Thị Sửu (vợ ông Nhạc) cho biết, cách đây 2 năm, gia đình được vay 50 triệu đồng vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đức Thọ. Từ nguồn vốn này, ông bà đã đầu tư xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch; làm chuồng trại kết hợp nuôi gà, vịt và lợn. Với vườn rau sạch và chăn nuôi 200 con gà, gần 100 con vịt, hơn 10 con lợn thịt, mỗi năm, trang trại cho thu nhập hơn 150 triệu đồng.

Ông Đồng Viết Dũng - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Đức Thọ, cho biết: Toàn huyện Đức Thọ có 5.382 hộ vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất với tổng số tiền 258 tỷ đồng; riêng xã Đức Lạng có 278 hộ vay hơn 13 tỷ đồng. Nhìn chung, các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ trả nợ, lãi suất đúng quy định. Nhiều hộ đã thoát nghèo và từng bước làm ăn khá...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.