Khám phá 5 vũ khí Nga mạnh nhất

Vũ khí Nga mạnh nhất theo bình chọn của trang 19fortyfive bổ sung sức mạnh quân sự đáng gờm cho quân đội Nga.

Nga đang xây dựng sức mạnh vũ khí hạt nhân bằng cách bổ sung ngư lôi đầu đạn hạt nhân của riêng mình. Nga cũng đang trang bị tên lửa hạt nhân cho các loại vũ khí siêu thanh. Và Nga đang cải tiến trực thăng tấn công và tên lửa đất đối không. Tiến sĩ Brent M.Eastwood, biên tập viên về an ninh quốc phòng quốc gia của trang 19fortyfive điểm danh 5 vũ khí chiến tranh mạnh nhất của Nga.

Ngư lôi hạt nhân Poseidon

Nga đang phát triển siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon mới. Nhờ chạy bằng năng lượng hạt nhân nên ngư lôi sẽ có tầm bắn rất xa, vươn tới các thành phố của Mỹ ở cả hai bờ biển. Theo báo cáo, ngư lôi Poisedon lớn bằng một chiếc xe buýt (đường kính 2m, nặng 100 tấn) và nó sẽ được trang bị một thiết bị hạt nhân.

Khám phá 5 vũ khí Nga mạnh nhất

Ngư lôi Poseidon. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nga có thể triển khai Poseidon theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn có thể sử dụng một cách tiếp cận rất chậm khiến ngư lôi khó bị phát hiện hoặc được phóng từ một container dưới đáy biển. Nga đặt mục tiêu phóng ngư lôi Poseidon từ tàu ngầm K-329 Belgorod.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf

Hệ thống S-400 Triumf (SAM) đặc biệt mạnh. Nó không chỉ có thể tiêu diệt máy bay có người lái và một số máy bay không người lái của đối phương mà còn có thể được sử dụng để chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cách xa tới 400km tùy thuộc vào loại tên lửa được sử dụng.

Khám phá 5 vũ khí Nga mạnh nhất

Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Wiki

S-400 là biến thể thế hệ tiếp theo của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Mỗi khẩu đội S-400 có 8 bệ phóng và 32 tên lửa với một radar và đài chỉ huy di động.

S-400 đã được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2007 và được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Trung Quốc và Ấn Độ. Hệ thống S-500 thế hệ tiếp theo có thể ra mắt vào năm 2022.

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir S-1

Khám phá 5 vũ khí Nga mạnh nhất

Pantsir S-1. Ảnh: Wiki

Hệ thống pháo- tên lửa phòng không Pantsir S-1 gồm bệ phóng tên lửa di động và súng phòng không. Hệ thống Pantsir S-1 triển khai 12 tên lửa dẫn đường đất đối không và hai khẩu pháo 30mm. Ngoài máy bay, Pantsir có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và đạn đạo đang bay tới cũng như đầu đạn dẫn đường có chính xác cao.

Trực thăng tấn công Mi-28NM Superhunter

Mi-28NM Superhunter là trực thăng tấn công mạnh tương tự như AH-64 Apache của Mỹ. Loại trực thăng chiến đấu mới nâng cấp được trang bị cảm biến mới cho phép nó bay và tấn công vào ban đêm. Radar kiểu mới cho phép quan sát 360 độ cùng với hình ảnh radar của mặt đất. Mi-28NM có thể bay 300km/h với tầm bay 450km.

Khám phá 5 vũ khí Nga mạnh nhất

Mi-28NM Superhunter. Ảnh: NI

Superhunter được trang bị tận răng. Nó có một khẩu pháo 30mm, tên lửa chống tăng Ataka và rocket. Máy bay được nâng cấp với các tính năng phù hợp mọi thời tiết, đặc biệt là phù hợp với điều kiện sa mạc ở Trung Đông. Superhunter có khả năng liên lạc tốt hơn với các đơn vị trinh sát và tình báo trên mặt đất để thu nhận mục tiêu nhanh hơn.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM RS-24 Yars

Khám phá 5 vũ khí Nga mạnh nhất

ICBM RS-24 Yars. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

ICBM RS-24 Yars có thể phóng di động hoặc phóng từ silo. Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn ba giai đoạn. Nó có thể triển khai từ ba đến sáu đầu đạn phân hướng (MIRV) nhắm mục tiêu độc lập với công suất từ ​​150 đến 250 kiloton, tầm bắn hơn 10.000km. Tính đến năm 2016, có ít nhất 63 ICBM di động và 10 ICBM dựa trên silo được đưa vào sử dụng.

Phiên bản di động của tổ hợp vũ khí này rất khó bị phát hiện và chỉ mất bảy phút để triển khai phóng tên lửa.

RS-24 Yars cũng có thể được trang bị phương tiện lượn vượt siêu thanh Avangard. Như với tất cả các vũ khí siêu thanh khác, nó cực kỳ nhanh và cơ động.

Theo Báo Lao động

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu '3 nhất'

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu '3 nhất'

Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.