Mỹ không dám đưa tàu sân bay cùng F-35C đến biển xa

Nhận định trên được chuyên gia quân sự Mỹ Kris Osborn đưa ra khi nói về sự hiện diện của những hàng không mẫu hạm Mỹ tại những vùng biển xa.

Theo chuyên gia Kris Osborn, với kích thước khổng lồ cùng khả năng di chuyển chạm chạp của những tàu sân bay Mỹ là mục tiêu dễ bị tấn công bằng tên lửa chống hạm thế hệ mới của đối thủ.

"Các hàng không mẫu hạm Mỹ với chi phí khổng lồ cực kỳ dễ bị tấn công bằng tên lửa chống hạm hạng nặng từ trên không, trên biển và từ đất liền từ đối thủ. Một quả tên lửa vài triệu USD có thể nhấn chìm hàng không mẫu hạm cùng đội máy bay nhiều tỷ USD.

Đây là cái giá quá đắt cho việc Mỹ điều động biên đội tàu sân bay đến những vùng biển xa chỉ với mục đích phô trương sức mạnh. Thiệt hại còn nhiều hơn khi những chiếc tàu này mang theo tiêm kích thế hệ 5 F-35C. Đây chính là nguyên nhân Hải quân Mỹ chỉ điều tàu sân bay với tiêm kích F/A-18 đến Thái Bình Dương, Địa Trung Hải...", chuyên gia Mỹ viết.

Mỹ không dám đưa tàu sân bay cùng F-35C đến biển xa

Tàu sân bay Mỹ.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, sự nguy hiểm nhằm vào đội tàu sân bay chỉ giảm đi đến khi nào máy bay tiếp dầu không người lái trên hạm MQ-25 Stingray chính thức đi vào hoạt động sẽ giúp tiêm kích tằng tầm tác chiến. Vì vậy, hàng không mẫu hạm không cần phải tiếp cận khu vực tấn công ở mức độ nguy hiểm.

Hiện nay, Mỹ có nhiều tàu sân bay hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Những chiếc tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay có sức chứa ít nhất 60 máy bay. Trong khi đó tàu sân bay lớp Ford có sức chứa hơn 75 chiếc máy bay các loại, thời hạn phục vụ là 50 năm.

Tổng chi phí đóng ba tàu sân bay lớp Ford vào khoảng 42 tỷ USD, tương đương với mỗi chiếc vào khoảng 14 tỷ USD. Tuy nhiên, những kỳ quan công nghệ và khoản đầu tư nhiều tỷ USD có nguy cơ trở nên bất lực trước công nghệ quân sự của Nga, chuyên gia Mỹ nhận xét.

Theo vị chuyên gia này, Nga - cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt vào tàu sân bay Mỹ từ nhiều hướng cùng một lúc, từ nhiều phương tiện phóng khác nhau.

Các loại vũ khí như vậy, kết hợp với các phương tiện phát hiện mục tiêu tầm xa trên đại dương có nguy cơ biến các tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ thành bia tập bắn và chúng sẽ trở thành những nấm mồ khổng lồ cho hàng chục máy bay và vài ngàn thủy thủ Mỹ.

Ngoài phân tích của Kris Osborn, một nhà phân tích Sergei Ischenko của báo Svobodnaya, Nga cũng cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga. Tàu sân bay mới nhất và lớn nhất của Mỹ có nguy cơ trở thành một nghĩa trang nổi khổng lồ.

Theo nhận định của những chuyên gia này, hiện nay Nga đã chế tạo các máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa tầm xa Tu-22M3, trang bị tên lửa có cánh, tốc độ siêu âm Raduga Kh-22 Burya. Mỗi máy bay ném bom Tu-22M3 hiện có thể mang cùng lúc ba tên lửa Kh-22.

Kh-22 có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65m, đường kính thân 181cm và nặng tới 5,8 tấn. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA giúp quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600km.

Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau gồm: Chế độ độ cao lớn, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 27km rồi bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ lớn, ở pha cuối (giai đoạn tiếp cận mục tiêu) thì tốc độ của Kh-22 gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 3,4).

Chế độ độ cao thấp, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 12km và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc Mach 1,2 tại pha cuối.

Hệ thống dẫn đường tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng).

Kh-22 lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng tới 1 tấn (hoặc đầu đạn hạt nhân công suất 350 Kiloton) cho phép tấn công đánh chìm các mục tiêu cỡ lớn. Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, với đầu đạn của đầu đạn Kh-22, tên lửa này có thể đánh chìm tàu sân bay cỡ lớn chỉ với 1 phát bắn.

Với khả năng của Kh-22, một khi Nga đồng loạt phát động tấn công thì cơ hội sống sót cho tàu sân bay nào của Mỹ là gần như không có. Và đây chính là lý do khiến Mỹ luôn cảm thấy bất an mỗi khi Tu-22M3 mang tên lửa Kh-22 để thực hiện nhiệm vụ nào đó.

Tuy nhiên, Kh-22 không phải là mối lo duy nhết của Hải quân Mỹ bởi ngoài tên lửa này, Không - Hải quân Nga còn đang sở hữu tên lửa Kh-31 với nhiều biến thể, đặc biệt là tên lửa siêu thanh Zircon. Ngoài ra, trên những chiến hạm, tàu ngầm và bệ phóng trên mặt đất, tên lửa Nga đều có thể nhấn chìm bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ dù hiện đại nhất.

Theo Hòa Bình/Baodatviet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast