Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố Nhật Bản cam kết duy trì 3 nguyên tắc phi hạt nhân, gồm: Không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân tồn tại trên lãnh thổ Nhật Bản.
Japan Times dẫn lời Thủ tướng Abe Shinzo thông báo sẽ tham dự các buổi lễ dự kiến được tổ chức tại Hiroshima và Nagasaki để tưởng niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố này vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các lễ tưởng niệm tại Hiroshima và Nagasaki dự kiến được tổ chức lần lượt vào ngày 6 và 9-8 tới. Quy mô của các buổi lễ này năm nay được thu hẹp do tác động của đại dịch Covid-19. Chính quyền thành phố Hiroshima cho biết, đại diện của 93 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ tham dự sự kiện. Trong khi đó, chính quyền thành phố Nagasaki cũng ước tính sẽ có đại diện của 74 quốc gia tham dự sự kiện năm nay.
Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố Nhật Bản cam kết duy trì 3 nguyên tắc phi hạt nhân. Ảnh: Getty Images
Phát biểu tại cuộc họp nội các, Thủ tướng Abe Shinzo khẳng định Nhật Bản sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân. “Tôi sẽ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới linh hồn của những nạn nhân trong hai vụ ném bom nguyên tử trong dịp tưởng niệm 75 năm này. Chúng ta không bao giờ được lặp lại thảm kịch ở Hiroshima và Nagasaki”, Thủ tướng Abe Shinzo nhấn mạnh.
Trong một thông báo, Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản cho biết, Phó đại sứ Nicholas Hill sẽ tham dự các lễ tưởng niệm tại Hiroshima và Nagasaki. “Các lễ tưởng niệm này là dịp để tưởng nhớ những người đã ngã xuống cũng như phản ánh tầm nhìn chung của hai nước về hòa bình”, thông báo của Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản.
Cách đây 75 năm, vào ngày 6-8-1945, Mỹ đã ném một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, khiến 78.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Tới ngày 9-8-1945, Mỹ lại ném một quả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki, khiến 27.000 người thiệt mạng ngay tức thì. Khoảng 400.000 người đã chết sau đó vì các căn bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ và các vết thương do hai quả bom nguyên tử của Mỹ gây ra.
Dịp cuối năm ngoái, khi đến thăm hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Giáo hoàng Francis đã lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân là “vô đạo đức”, gọi việc sở hữu vũ khí hạt nhân là một sai lầm “không thể nào bào chữa được”, đồng thời kêu gọi các quốc gia từ bỏ loại vũ khí này. “Việc sở hữu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác không phải là câu trả lời cho khát vọng hòa bình”, Giáo hoàng Francis khẳng định.
Tuyên bố của Thủ tướng Abe Shinzo về việc Nhật Bản cam kết duy trì 3 nguyên tắc phi hạt nhân được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Nga đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và số phận của Hiệp ước hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START-3) sẽ hết hiệu lực năm 2021 vẫn đang còn bấp bênh.
Việc phá bỏ một thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân được nhìn nhận sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, đồng thời có thể đẩy các bên quay trở lại một cuộc chạy đua vũ trang như thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Trong Niên giám 2020, Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính thế giới hiện vẫn còn khoảng 13.400 đầu đạn hạt nhân thuộc sở hữu của 9 quốc gia, gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên.
Như vậy, con số này đã giảm so với thời điểm năm 2019 là 13.865 đầu đạn hạt nhân. Điều đáng chú ý, SIPRI đánh giá mặc dù số lượng đầu đạn hạt nhân có giảm nhưng các quốc gia lại đang tiếp tục đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Lãnh đạo TP Hà Tĩnh tin tưởng, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tiếp tục phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, xây dựng quê hương phát triển trong thời kỳ mới.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 24/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu TNXP tiêu biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với công lao và sự hy sinh to lớn của các CCB, cựu TNXP cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng” chào mừng 50 năm thống nhất non sông được LLVT Hà Tĩnh cụ thể hóa bằng những thành tích mới, đỉnh cao mới trong thực hiện nhiệm vụ.
Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, chính quyền và Nhân dân.
50 năm giải phóng miền Nam: Sáng 22/4, các biên đội trực thăng, tiêm kích Su30-MK2 hợp luyện thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc, bay đội hình, chao lượn trên bầu trời trung tâm TP.HCM.
Thời gian qua, những người lính ở Đồn Biên phòng Hương Quang (BĐBP Hà Tĩnh) luôn nỗ lực, quyết tâm để bảo vệ tuyến biên giới vững chắc và xây dựng một miền biên viễn giàu đẹp.
Trong quý I/2025, các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh đã bắt giữ và xử lý 253 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; giảm 143% so với cùng kỳ năm 2024.