Tàu ngầm Indonesia chìm ở độ sâu 850 mét

Quân đội Indonesia thông báo đã tìm thấy các mảnh vỡ của tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất tích hôm 21/4.

Tàu ngầm Indonesia chìm ở độ sâu 850 mét

Tàu ngầm KRI Nanggala 402 của hải quân Indonesia (Ảnh: Reuters).

Tham mưu trưởng hải quân Indonesia Yudo Margono hôm nay 24/4 cho biết tàu ngầm KRI Nanggala 402 đã chìm ở độ sâu 850 mét dưới vùng biển ngoài khơi đảo Bali.

“Hải quân đã tìm thấy vệt dầu và các bộ phận của các vật thể là bằng chứng cho thấy tàu KRI Nanggala đã bị chìm”, Tham mưu trưởng quân đội Indonesia, tướng Hadi Tjahjanto, cho biết trong cuộc họp báo chiều nay.

“Trong vài ngày qua, chúng tôi đã trục vớt được các mảnh vỡ và các vật dụng từ vị trí cuối cùng mà tàu ngầm lặn. Các vật dụng này sẽ không thể thoát ra ngoài tàu ngầm nếu không có áp lực bên ngoài hoặc hỏng bệ phóng ngư lôi”, Tham mưu trưởng hải quân Indonesia Yudo Margono cho biết thêm.

Theo ông Margono, với những bằng chứng xác thực được cho là từ tàu ngầm, hải quân Indonesia đã chuyển từ giai đoạn tìm kiếm “tàu ngầm mất tích” sang giai đoạn “tàu ngầm chìm”.

Đô đốc Margono cho biết mọi nỗ lực đang được chuẩn bị để giải cứu tàu ngầm từ độ sâu 850 mét.

“Tàu ngầm có thể bắt đầu nứt ở một số phần khi đi xuống độ sâu từ 400 mét đến 500 mét”, ông Margono cho biết.

Theo Đô đốc Margono, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào về thi thể hoặc người sống sót bên trong tàu ngầm mất tích.

Tại cuộc họp báo, Đô đốc Margono đã cho các phóng viên xem một số vật dụng được trục vớt từ vị trí tàu ngầm mất tích, bao gồm một mảnh ngư lôi.

Ông nói rằng một máy quét đã phát hiện tàu ngầm ở độ sâu 850 mét, trong khi tàu chỉ được chế tạo để chịu được độ sâu lên đến 500 mét.

“Bởi vì tàu ngầm ở độ sâu 850 mét, rất rủi ro và rất khó để một thiết bị có thể nâng nó lên”, tham mưu trưởng hải quân Indonesia nhận định.

Tàu ngầm KRI Nanggala 402 do Đức sản xuất mất tích vào ngày 21/4 khi đang tham gia cuộc diễn tập ở ngoài khơi đảo Bali, Indonesia. Tàu liên lạc lần cuối với sở chỉ huy vào lúc 3 giờ sáng để xin phép lặn xuống biển, trước khi mất liên lạc hoàn toàn.

Trước khi phát hiện vị trí của tàu ngầm, hải quân Indonesia nhận định tàu Nanggala có thể đã chìm xuống độ sâu 600-700 mét, lớn hơn nhiều so với độ sâu tối đa cho phép hoạt động của tàu. Vào thời điểm mất tích, tàu chở 53 thành viên thủy thủ đoàn.

Hải quân Indonesia cho rằng sự cố về điện có thể đã xảy ra trong lúc tàu Nanggala làm nhiệm vụ, khiến tàu bị mất kiểm soát và không thể thực hiện các thao tác và quy trình khẩn cấp để có thể nổi lại trên mặt nước.

Theo hải quân Indonesia, tàu ngầm KRI Nanggala chỉ có đủ dưỡng khí đến 3 giờ sáng 24/4, bởi lượng ôxy dự trữ chỉ đủ dùng cho 72 giờ sau khi tàu bị mất điện. Hiện tại đã qua hạn chót này và hy vọng giải cứu 53 người trên tàu ngầm KRI Nanggala gần như không còn.

Trước đó, Indonesia phát hiện một vật thể có từ tính cao ở độ sâu 50-100 mét, song vẫn chưa thể khẳng định đó là tàu ngầm. Lực lượng cứu hộ cũng phát hiện vết dầu loang ở vị trí tàu ngầm Nanggala mất tích. Hải quân Indonesia nhận định đây có thể là dấu hiệu cho thấy thân tàu bị hư hại, hoặc là tín hiệu từ thủy thủ đoàn.

Theo Sputnik/Dantri

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.