(Baohatinh.vn) - Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Những ngày này, hơn 5 ha trồng dưa non của người dân thôn Yên Lạc bắt đầu cho thu hoạch. So với mọi năm, vụ mùa năm nay "kém vui" hơn. Bởi lẽ, thông thường vào khoảng 15/6 âm lịch, người dân đã có thể thu hái dưa, tuy nhiên, năm nay, thời gian thu hoạch chậm hơn từ 2 - 3 tuần, sản lượng cũng thấp hơn đáng kể. Đang phân loại dưa để bán cho thương lái, bà Thái Thị Trung (thôn Yên Lạc) chia sẻ: "Tôi trồng hơn 1 sào dưa từ đầu tháng 6, đến nay đã thu hoạch được khoảng 5 ngày. Dưa non năm nay cho năng suất kém, chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Trung bình mỗi ngày, tôi chỉ thu hoạch được khoảng 20 - 30 kg dưa, thu nhập trung bình từ 60.000 - 90.000 đồng/ngày. Không chỉ mất mùa, thương lái cũng rất "kén chọn" nên chúng tôi phải phân loại các quả đều, đẹp mới bán được". Theo chia sẻ của nhiều hộ dân, vùng đất cát pha thuộc thôn Yên Lạc trồng 2 vụ chính trong năm: vụ trồng lạc (từ tháng 2 đến tháng 5) và vụ dưa non (từ tháng 6 đến tháng 9). Nguyên nhân khiến cho vụ dưa non năm nay có sản lượng thấp là bởi thời điểm xuống giống có nắng nóng kéo dài khiến cây khó sinh trưởng và phát triển. Không chỉ mất mùa, giá dưa năm nay còn "chạm đáy" khiến người nông dân càng thêm ngán ngẩm. Hiện mức giá thu mua dưa non tại vườn dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, chỉ bằng 1/3 so với đợt giá cao điểm năm ngoái.
Là hộ dân có diện tích trồng dưa lớn nhất vùng, bà Phạm Thị Mai (thôn Yên Lạc) cho biết: "Tôi trồng hơn 5 sào dưa non với tổng 31 luống dưa. Năm ngoái, mỗi ngày tôi thu hoạch khoảng 7 - 8 tạ, giá bán ra từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, lợi nhuận cả mùa gần 30 triệu đồng. Thế nhưng, năm nay, mỗi ngày tôi chỉ thu được 1 - 2 tạ dưa. Do giá bán tại vườn thấp nên tôi phải mang ra chợ bán để được mức giá tốt hơn từ 4.000 - 4.500 đồng/kg". Bà Phạm Thị Mai phân loại dưa để bán tại các chợ dân sinh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Với hơn 20 năm trồng dưa non trên vùng đất cát pha của địa phương, bà Thái Thị Bắc (thôn Yên Lạc) cho biết chưa năm nào vừa mất mùa, vừa "rớt" giá như năm nay. "2 sào dưa của tôi năm nay chỉ cho thu hoạch mỗi ngày 1 - 2 yến, thấp hơn nhiều lần so với năm ngoái" - bà Bắc cho hay.
Cũng theo bà Bắc, dưa non dễ trồng, chỉ sử dụng phân chuồng nên chi phí đầu tư thấp, chủ yếu là ngày công bà con làm cỏ, tưới nước trong thời gian nắng hạn. Từ thời điểm xuống giống đến lúc cho thu hoạch khoảng 45 ngày, thời gian thu hoạch từ 1,5 - 2 tháng. Dưa non được sử dụng để làm dưa muối, nấu canh... hay làm thực phẩm dự trữ khi tàu thuyền ra khơi.
Là thương lái thu mua dưa tại xã Cẩm Lạc, chị Nguyễn Thị Hoài (người đội mũ đỏ) cho biết: "Năm nay do thị trường tiêu thụ kém nên giá mua dưa cũng thấp hơn so với mọi năm. Chúng tôi mua tại vườn với giá 3.000 đồng/kg, bán ra tại các chợ với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg. Dưa non vùng Yên Lạc sẽ được bán tại các chợ dân sinh trên địa bàn như: chợ Cẩm Thịnh, chợ Cầu, chợ Hội...".
Thời gian thu hoạch dưa non chỉ mới bắt đầu được hơn 1 tuần, dự kiến sẽ thu hoạch đến giữa tháng 9. Nhiều người dân kỳ vọng giá dưa non sẽ tăng lên trong thời gian tới, giúp bà con có thêm thu nhập sau chuỗi ngày vất vả "bám đồng".
Xã Cẩm Lạc có tổng diện tích trồng dưa non khoảng 5 ha, với sự tham gia của gần 70 hộ dân. Hằng năm, dưa non vẫn là loại cây trồng chính của người dân xã Cẩm Lạc. Nếu thuận lợi sẽ cho thu nhập trung bình mỗi hộ từ 6 - 10 triệu đồng/vụ.
Năm nay, năng suất dưa non giảm từ 30 - 40% so với năm ngoái. Nguyên nhân là bởi thời điểm xuống giống, thời tiết nắng nóng kéo dài. Bên cạnh đó, khi dưa phát triển khoảng 5 lá thì gặp một trận mưa lớn khiến cây khó phát triển.
Ông Võ Kim Phong - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Lạc
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
Lớp tập huấn được tổ chức ở các địa phương thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn.
Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Tính đến hết quý I/2025, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 1.027 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch vốn giao, nằm trong nhóm giải ngân tốt của cả nước.
Với tính năng mới, dòng tiền nhàn rỗi trong tài khoản ngân hàng của khách hàng sẽ tự động sinh lời mỗi ngày, giúp tối ưu giá trị tài chính. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 3/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đang quyết tâm tháo gỡ những vướng mắc cuối cùng, hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam ngay trong tháng 4/2025.
Giai đoạn 2025-2030, Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng gương điển hình tiên tiến, gắn phong trào thi đua với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tiểu công viên phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương 2025.
Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.
Nỗ lực thi công nên thời điểm này, dự án cầu Hốp Chuối (thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã đạt hơn 75% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025 (vượt tiến độ 6 tháng).
Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, tạo động lực đưa hoạt động tín dụng chính sách vào chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
Phần lớn các ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất dưới 6%/năm cho hầu hết các kỳ hạn. Chỉ một số ít nhà băng trả lãi từ 6%/năm trở lên. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 2/4 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng duy trì đà tăng kỷ lục, trong khi đó, giá vàng trong nước bốc hơi nửa triệu đồng/lượng sau khi xuất hiện dấu hiệu điều chỉnh giá vàng thế giới.
Quý II/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia với sản lượng điện thương mại dự kiến đạt 1.979 triệu kWh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị Công ty Điện lực Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm từ nhung hươu, chị Phạm Thị Trầm (SN 1984, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư sản xuất cao xương hươu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đón nhận.
Sau sắp xếp bộ máy, Hải quan Cửa khẩu cảng Vũng Áng đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua cụm cảng lớn nhất Hà Tĩnh nhằm tăng thu ngân sách...
Từ ngày 1/4 đến 30/5, Chi cục Thống kê Hà Tĩnh thực hiện cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025. Dự kiến có hơn 7.928 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia điều tra.
Khi thị trường "đóng băng", giá đất lao dốc, các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là những người vay vốn ngân hàng để mua đất thường là những người chịu thiệt hại lớn nhất. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 1/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.