Cộng đồng quốc tế cần tăng cường đầu tư về tài chính cũng như thúc đẩy mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận với nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh an toàn.
Người dân xếp hàng lấy nước sạch ở thành phố Aleppo, miền bắc Syria ngày 9/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 13/4 đưa ra lời kêu gọi trên cùng cảnh báo hiện có gần 2 tỷ người trên thế giới đang uống nước nhiễm khuẩn.
Trong tuyên bố đưa ra tại Geneve (Thụy Sĩ), người đứng đầu cơ quan y tế công cộng của WHO, bà Maria Neira cho biết mỗi năm trên thế giới có hàng trăm nghìn người tử vong do buộc phải uống nước nhiễm khuẩn và hiện số người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước uống nhiễm khuẩn trên toàn thế giới là gần 2 tỷ người.
WHO cảnh báo việc làm này đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, khiến những đối tượng uống nước nhiễm khuẩn dễ mắc các bệnh như tả, lỵ, thương hàn và bại liệt. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy do uống nước nhiễm khuẩn, mỗi năm căn bệnh này ước tính cướp đi sinh mạng của 500.000 người.
Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố Các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó đề ra một loạt mục tiêu nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống dân sinh, bao gồm đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận nguồn nước an toàn và hệ thống vệ sinh đạt chuẩn vào năm 2030.
Tuy nhiên, trong báo cáo công bố cùng ngày 13/4, WHO cảnh báo nhiều quốc gia sẽ không thể tiến gần mục tiêu nói trên nếu không tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này.
WHO cho biết có 80% các quốc gia thừa nhận họ không có đủ nguồn ngân sách để thực hiện các mục tiêu quốc gia nhằm mở rộng chương trình nước sạch và hệ thống vệ sinh an toàn cho người dân.
Thông qua báo cáo này, WHO một lần nữa khẳng định tăng cường đầu tư tài chính vào việc phát triển nước sạch và hệ thống vệ sinh an toàn góp phần cải thiện sức khỏe con người, đóng góp cho sự phát triển của xã hội và tạo ra nhiều việc làm./.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh sẽ hợp tác, hỗ trợ Bệnh viện tỉnh Bolikhămxay (Lào) trong phẫu thuật nội soi, cấp cứu, gây mê hồi sức, chạy thận nhân tạo.
Chương trình có tổng trị giá hơn 200 triệu đồng nhằm hỗ trợ việc tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho các hộ nghèo, khó khăn, người già ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp. Năm 2023 mức sinh ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm.
Việc hoàn thành kế hoạch cung cấp miễn phí dịch vụ tránh thai dài hạn cho người dân đã góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Vũ Tuấn Cường cho biết, trong đợt công bố mới nhất này, có gần 320 sản phẩm thuốc nước ngoài, vaccine, sinh phẩm y tế được Cục Quản lý Dược cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong thời gian từ 3-5 năm.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Hơn 300 cán bộ, đoàn viên Khối CCQ&DN Hà Tĩnh tham gia chương trình ngày hội hiến máu tình nguyện với tinh thần “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.
Nguồn kinh phí còn lại sau khi giải thể Trung tâm MSI Hà Tĩnh đã được sử dụng đúng mục đích, góp phần tích cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về dân số trong năm 2024.
Được sự hỗ trợ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Y tế Hương Sơn (Hà Tĩnh) thực hiện được một số kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân.
Sau khi được phân bổ vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu, các địa phương đang tập trung quyết liệt để tiêm chủng. Hà Tĩnh phấn đấu có trên 90% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng.
Hội thi Nhân viên y tế giỏi - ứng xử hay của BVĐK TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức và văn hóa giao tiếp ứng xử với người bệnh cho các y bác sỹ.
Tại Hà Tĩnh, công tác phòng, chống HIV/AIDS được ngành y tế tập trung triển khai mạnh mẽ với nhiều giải pháp đồng bộ và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân.
Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh cảnh báo nếu không sử dụng hợp lý nguồn đèn tia laser thì sẽ có nguy cơ lớn xảy ra các tổn thương nguy hiểm, khó phục hồi cho mắt.
Ngay khi phát hiện ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã khẩn trương giám sát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, mở rộng điều tra dịch tễ để ngăn chặn lây lan.
Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua chiều 27/11. Theo đó, người đóng BHYT khi mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao có thể đến bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu vẫn được thanh toán 100%.
Việc tổ chức các chương trình tập huấn giúp đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở Hà Tĩnh nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu dân số trên địa bàn.
Theo Bộ Y tế, điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một lần đến khám tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa) thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh...
Đẩy mạnh điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con, dự phòng trước phơi nhiễm HIV là những giải pháp được Hà Tĩnh triển khai mạnh mẽ để cùng cả nước hướng tới chấm dứt AIDS vào năm 2030.
Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường cho biết, trong đợt công bố danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành mới nhất này có gần 500 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, thuốc có chứng minh tương đương sinh học...
Với máy móc hiện đại, Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao là mảnh ghép quan trọng để Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh hoàn thiện quy trình điều trị ung thư cho bệnh nhân.