(Baohatinh.vn) - Hiện nay, công tác cứu hộ, cứu trợ tại TP Hà Tĩnh đang được các cấp đoàn thể tích cực triển khai. Tuy nhiên, nhiều khu vực trên địa bàn ngập sâu khiến việc tiếp cận các vùng rất khó khăn...
Trong nhiều giờ qua, lượng mưa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đã giảm, song tình hình ở các khu vực vẫn ngập sâu, rất nhiều xã, phường đang bị cô lập, giao thông tê liệt. Đặc biệt, một số xã, phường hoàn toàn chia cắt như: xã Thạch Bình; phường Văn Yên; Thạch Đồng (cũ); thôn Liên Thanh, Liên Nhật (Thạch Hạ); các phường Nam Hà; Hà Huy Tập; Đại Nài...
UBND thành phố Hà Tĩnh đã gấp rút thực hiện công tác cứu hộ, huy động mọi phương tiện từ xe tải, xe công vụ của Công ty CP Môi trường và Quản lý đô thị Hà Tĩnh, thuyền, xuồng quân sự, công an… để tiếp cận các địa bàn, cứu trợ lương thực, thực phẩm; đưa đón và hỗ trợ người đi viện… Tuy nhiên, việc tiếp cận hết sức khó khăn do quá nhiều địa bàn bị cô lập, tuyến đường trở thành dòng nước chảy xiết, khó di chuyển.
Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng cho biết: “Nước thoát rất chậm do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc xả lũ và triều cường lên. Hiện nay, các địa bàn vẫn ngập sâu từ 0,5 - 1m và thiệt hại tài sản của Nhân dân rất lớn. Khó khăn nhất là việc di chuyển các phương tiện để tiếp cận vùng ngập sâu, cộng với tình hình ngập lụt đang diễn ra trên toàn thành phố, rất khó khăn để bố trí các điểm tập kết hàng hỗ trợ”.
Chị Trần Thị Dung, đường Nguyễn Biểu cho biết: “Nhà tôi ngập 0,5 m, ngoài đường càng sâu hơn. Sáng nay, mưa ngớt hơn tôi và mấy người hàng xóm chung nhau chiếc thuyền phao để lên siêu thị mua sắm một ít thực phẩm”. Anh Nguyễn Văn Bình, TDP 6, phường Nam Hà cũng cho hay: “Đường nào cũng ngập sâu cả mét, khó di chuyển lắm, nhưng mình còn chủ động được thì cố gắng, chia sẻ cùng chính quyền, dồn sức cứu trợ những gia đình khó khăn hơn”.
Xuân này, giấc mơ về một ngôi nhà khang trang, kiên cố của hàng trăm hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã trở thành hiện thực.
Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Bộ Nội vụ đề xuất: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng BHXH và số năm nghỉ sớm.
Bộ Y tế đang trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương bãi bỏ các quy định về xử lý vi phạm chính sách dân số không còn phù hợp, trước mắt bãi bỏ xử lý vi phạm với quy định về số con.
Thời gian tới, hệ thống phòng khám sản phụ khoa Dr.Marie tiếp tục đồng hành cùng phụ nữ Hà Tĩnh và cả nước trên hành trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội, dành nguồn lực hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống.
Đào tạo nghề cho học viên cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh giúp họ có công việc ổn định khi tái hoà nhập cộng đồng.
Chương trình tập huấn giúp cán bộ, nhân viên các bệnh viện, cơ sở y tế ở Hà Tĩnh trang bị kỹ năng, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Tỷ lệ học sinh ở Hà Tĩnh lựa chọn Tiếng Anh là môn thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm đáng kể so với năm trước. Vì sao lại có xu hướng này?
"Tình nguyện mùa đông năm 2024" và "Xuân tình nguyện năm 2025" đã và đang thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Hà Tĩnh.
“Phiên chợ cuối năm” của Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein (Hà Tĩnh) là dịp để các em học sinh được trải nghiệm, cùng giao lưu và quyên góp cho các chương trình an sinh xã hội.
Công tác dân số đang đối mặt với thách thức lớn khi mức sinh giảm dưới mức sinh thay thế suốt 3 năm liên tiếp và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được khánh thành và đưa vào sử dụng là bước tiến mới của ngành Y tế Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Cuộc đời, sự nghiệp và kế thừa những di sản quý báu mà Đại danh y Lê Hữu Trác để lại đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội đại biểu Hội Khuyến học huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) lần thứ VI đã hiệp thương cử Ban Chấp hành gồm 27 đại biểu, bà Phạm Thị Hồng Vân tái giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2024-2029.
Bị nhược thị, lão hóa mắt từ nhỏ nhưng nam sinh Phan Công Trường Vũ (lớp 12A3, Trường THPT Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh) không đầu hàng số phận, quyết tâm chinh phục giải Nhất môn Địa lý trong kỳ thi HSG tỉnh Hà Tĩnh năm 2024
Những món quà thiết thực, ý nghĩa mà Công ty Điện lực Hà Tĩnh trao tặng góp phần giúp Trường Tiểu học và THCS Sơn Hồng (Hương Sơn) nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn mới.
Các tham luận của đại biểu tại Hội thảo khoa học Y dược học cổ truyền lần thứ III được tổ chức tại Hà Tĩnh đã góp phần khẳng định giá trị, tầm vóc và những đóng góp to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đối với nền y học nước nhà.
Cận Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ dọn nhà sạch tăng cao, các địa chỉ dọn nhà sạch uy tín hiện đã “chốt đơn” gần như kín lịch nên nhiều người phải "xếp hàng" chờ đến lượt...
Việc tăng tỷ lệ điểm học bạ nhằm đánh giá toàn diện học sinh, giúp giảm áp lực khi những em trung bình cũng có thể tốt nghiệp được, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hà Tĩnh đã triển khai hiệu quả các chế độ, chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng ở trên địa bàn.
Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.