Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

(Baohatinh.vn) - Lượng mưa đo được tại Hương Khê (Hà Tĩnh) đến trưa ngày 9/10 là 398,6 mm, mực nước sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ lên mức 12,7 m. Đến nay, có 5 xã trên địa bàn bị cô lập, 9 xã khác bị ngập cục bộ.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Nước sông Ngàn Sâu đang dâng cao.

Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hương Khê, lượng mưa trên địa bàn đến 11h trưa ngày 9/10 đo được là 398,6 mm. Mực nước tại trạm Chu Lễ là 12,7 m.

Hiện tại, cầu tràn các xã Lộc Yên, Hương Xuân, Hương Trạch, Hương Đô, Hương Lâm, Hương Liên bị ngập sâu.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Một số tuyến đường bị sạt lở đã được cắm biển cảnh báo nguy hiểm (ảnh chụp tại xã Hà Linh).

Các tuyến đường huyện lộ 2, huyện lộ 6 thuộc xã Hương Thuỷ; huyện lộ 11 thuộc xã Phúc Trạch và hơn 6 km đường trục thôn bị ngập.

Hiện tại, nhà ở nhiều hộ dân ở xã Gia Phố, Lộc Yên, Hương Đô, Hoà Hải bị ngập khá sâu.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Đường vào trung tâm xã Hương Thuỷ bị ngập, phần lớn xã đang bị cô lập hoàn toàn.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Tương tự, đường vào xã Lộc Yên đã bị ngập sâu.

Đến hiện tại, có 5 xã gồm Hương Liên, Lộc Yên, Hương Thuỷ, Điền Mỹ, Hương Giang bị ngập sâu và 9 xã khác bị ngập cục bộ.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Người dân xã Hương Thuỷ tiến hành sơ tán, vận chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Ghi nhận tại địa bàn, thời tiết vẫn tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng. Nhiều người dân địa phương ở các vùng thấp trũng đang triển khai vận chuyển đồ đạc, di dời đến nơi an toàn.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Một số thôn của xã Gia Phố bị chia cắt cục bộ do cầu tràn bị ngập.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Phan Kỳ cho biết, ứng phó với mưa lũ, huyện đã yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị và triển khai phương án đề phòng lũ lụt, ngập úng và sạt lở.

Đồng thời, kiểm tra các điều kiện đảm bảo, hướng dẫn, cắm biển báo và có các biện pháp cảnh báo giao thông tại các khu vực, tuyến đường bị ngập. Với những địa phương thấp trũng, có phương án cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

* Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở trên địa bàn Vũ Quang

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến một số địa phương trên địa bàn huyện Vũ Quang bị sạt lở, ngập úng cục bộ.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Theo thông tin từ UBND huyện Vũ Quang, từ ngày 6 - 9/10, trên địa bàn huyện có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa đo được toàn đợt là 446,6 mm, mực nước sông Ngàn Sâu đo được tại Trạm Hòa Duyệt lúc 14 giờ ngày 9/10/2020 là 7,44 m (dưới mức báo động 1). Trong ảnh: Nhiều tuyến đường thôn, đất nông nghiệp ở thôn 1, Bồng Giang, xã Đức Giang bị ngập sâu.

Nước sông Ngàn Sâu lên mức báo động, 5 xã ở Hương Khê bị cô lập

Lực lượng chức năng đặt biển cảnh báo tại khu vực bị ngập sâu ở thôn 1, 3 Bồng Giang.

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã đã huy động các lực lượng quân sự, công an, đoàn thanh niên... khẩn trương rà soát lại các điểm xung yếu có nguy cơ ngập úng; xây dựng phương án sơ tán dân khi trong trường hợp khẩn cấp.

Chủ tịch UBND xã Đức Giang Nguyễn Minh Vinh

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.