Xây dựng văn hóa giao thông gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục xây dựng văn hoá giao thông an toàn gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Xây dựng văn hóa giao thông gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Ảnh: VGP/Hải Minh

Sáng 6/1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2021; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở GTVT Lương Phan Kỳ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đặng Hoài Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Xây dựng văn hóa giao thông gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở GTVT Lương Phan Kỳ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đặng Hoài Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

TNGT giảm mạnh cả 3 tiêu chí

Năm 2021, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình TTATGT tiếp tục có chuyển biến tốt; cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) đều giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể: tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/12/2021, toàn quốc xảy ra 11.495 vụ TNGT, làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người. So với 12 tháng năm 2020, số vụ TNGT giảm 3.496 vụ (-23,32%), số người chết giảm 1.068 người (-15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (-28,16%).

Xây dựng văn hóa giao thông gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Đại biểu dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Lực lượng CSGT đã xử lý 2.884.855 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 2.808 tỷ đồng; tước 248.667 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn; tạm giữ 460.085 phương tiện các loại. So với năm 2020, xử lý giảm 796.613 trường hợp (-21,64%), tiền phạt giảm hơn 478 tỷ đồng (-14,56%).

Từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành và thanh tra các sở GTVT đã thực hiện 69.767 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính 49.127 vụ vi phạm với số tiền xử phạt trên 226 tỷ đồng; tạm giữ 317 ô tô; đình chỉ hoạt động 123 bến, 54 phương tiện thủy nội địa.

Công an các đơn vị, địa phương đã bố trí lực lượng tại 2.962 chốt, với 4.734 cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dịch COVID-19 trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; khoảng 5.000 chốt, với hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia các chốt tại cơ sở để phân luồng, hướng dẫn giao thông. Quân đội đã điều động 7.255 xe ô tô các loại cho công tác phòng chống dịch.

Đảm bảo TTATGT gắn với phòng, chống dịch COVID-19

Tại hội nghị, các ngành, địa phương cũng báo cáo một số kết quả và chia sẻ kinh nghiệm triển khai các biện pháp kéo giảm tai nạn giao thông năm 2021, những bài học trong việc tổ chức đón người dân về quê đảm bảo an toàn...

Năm 2022, Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng Kế hoạch năm ATGT với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với tinh thần “Vì sức khoẻ, sinh mạng của người tham gia giao thông”.

Theo đó, xác định một số mục tiêu cụ thể như: Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh. Không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động GTVT.

Xây dựng văn hóa giao thông gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Đại biểu tham dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh hoan nghênh kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương trong việc giảm các tiêu chí năm 2021; trong việc xử lý vi phạm; hạ tầng giao thông được nâng cấp... Tuy nhiên, số vụ tai nạn, số người chết, bị thương vẫn còn rất lớn.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, dự báo năm 2022, dự báo dịch bệnh COVID-19 sẽ từng bước được kiểm soát, KT-XH sẽ từng bước được phục hồi và tăng trưởng trở lại, hoạt động GTVT sẽ tiếp tục gia tăng. Do đó, đề nghị các đơn vị, địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 1/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm. Rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Đồng thời, nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện GTVT; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành. Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.

Xây dựng văn hoá giao thông an toàn. Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT và phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

Xây dựng văn hóa giao thông gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Chỉ đạo nhanh sau hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng: Mặc dù giảm cả 3 tiêu chí nhưng tai nạn giao thông vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng trong thời gian tới. Do đó, các đơn vị, địa phương tuyệt đối không có tâm lý chủ quan, sớm hoàn thiện kế hoạch triển khai thực hiện năm ATGT 2022 và phải cụ thể hoá chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại hội nghị vào kế hoạch.

Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và đổi mới phương thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt đối với giới trẻ, đối tượng học sinh, sinh viên.

Tập trung xử lý vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, phương tiện chở quá tải, quá khổ… Triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả kế hoạch lập lại trật tự hành lang và chống tái chiếm lòng, lề đường, tái lấn chiếm hành lang ATGT.

Theo dự báo, hoạt động kinh tế sẽ sớm phục hồi, các ngành, địa phương cần lưu ý đưa vào kế hoạch các nội dung liên quan đến công tác quản lý, điều hành các dự án đầu tư trên địa bàn. Quan tâm chỉ đạo, triển khai, đảm bảo an toàn giao thông trong dịp lễ, tết sắp tới.

Tại Hà Tĩnh, tai nạn giao thông năm 2021 được kiềm chế, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2020. Từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021, toàn tỉnh xảy ra 115 vụ tai nạn giao thông, làm chết 96 người, bị thương 50 người; so với năm 2020: giảm 9 vụ (-7,3%), giảm 7 người chết (-6,8%), giảm 14 người bị thương (-22%).

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".