Phanh tay ô tô, quên là dễ gây nguy hiểm

Việc sử dụng phanh tay không đúng theo nguyên tắc hoạt động của nó sẽ gây hư hại cho các bộ phận của xe hoặc có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Khác với phanh chân, phanh tay hoạt động trên nguyên tắc xe đã được dừng hẳn, nhằm mục đích giữ xe ở nguyên vị trí, không bị lăn bánh khi dừng đỗ. Mỗi ô tô đều có thiết kế phanh tay nằm ở giữa ghế lái và ghế phụ. Tuy nhiên, hiện nay các dòng ô tô sang trọng thường ít có thiết kế này, đa phần các dòng xe đã được thiết kế với phanh điện tử, vừa đảm bảo an toàn vừa mang tính thẩm mỹ.

Phanh tay ô tô, quên là dễ gây nguy hiểm

Theo một chuyên gia ô tô: “Hiện nay, các nước trên thế giới họ đã thiết kế các dòng xe sử dụng phanh điện tử, rất ít dòng xe còn phanh tay truyền thống. Việc sử dụng phanh điện tử giúp người lái thao tác dễ dàng hơn, không tốn nhiều lực cũng như căn chỉnh mức độ phanh”.

Các dòng xe phổ thông tại Việt Nam vẫn sử dụng hệ thống phanh tay cơ truyền thống. Với những thiết kế cơ bản, phanh tay còn được thiết kế theo kiểu nút bấm, đặt gần bệ cần số hoặc kiểu bàn đạp (ở dưới chân trái).

Theo anh Ngự (giảng viên Trung tâm sát hạch Trường Giao thông vận tải TP.HCM), hiện tại các dòng xe dùng để đạo tạo sát hạch cho học viên tại các trường đều sử dụng các dòng xe tầm trung nên đều có thiết kệ với bộ phận phanh tay. Còn các loại bảy chỗ như Hilander, Isuzu, For Ranger… thường có phanh tay điện tử ở kế vô lăng, chỉ cần kéo ra là giữ phanh tay nên lưu ý khi xả phanh tay. Và mỗi loại xe có những thiết kế khác nhau.

Phanh tay ô tô, quên là dễ gây nguy hiểm

Một loại thiết kế phanh tay điện tử. Ảnh: Internet

Mặc dù thiết kế khá phổ biến nhưng không phải tài xế nào cũng ghi nhớ và sử dụng phanh tay đúng cách, đặc biệt đối với những tài xế mới. Việc này không những có khả năng gây tai nạn mà còn làm hư hại cho xế yêu.

Đối với trường hợp người sử dụng ô tô quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay, vẫn cho xe vận hành. Lúc này, guốc phanh và má phanh sẽ áp sát vào tang trống (hoặc đĩa phanh). Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống làm phát sinh nhiệt độ cao, có khả năng gây ra cháy cho má phanh. Đối với các dòng xe có đèn cảnh báo trên màn hình ô tô, khi gặp trường hợp này, đèn cảnh báo bật sáng để nhắc nhở người lái. Nếu người lái vẫn không để ý đèn cảnh báo, xe chạy sẽ kèm theo mùi khét từ hệ thống phanh. Điều này rất nguy hiểm khi lưu thông trên cao tốc, bên cạnh đó sẽ gây hư hại đến bộ phận chống bó cứng phanh ABS, nguy hiểm hơn sẽ làm cho phanh mất tác dụng và gây tai nạn đáng tiếc.

Thói quen sử dụng ô tô hoặc sơ suất, một số tài xế mới thường có hành động sẽ hạ phanh tay khi xe chưa dừng lại hẳn. Các chuyên gia về ô tô phân tích rằng phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà mục đích chính là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên hai bánh sau có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm. Hiện tượng này chỉ dùng đối với các tay đua xe biểu diễn hoạt động Driff. Tuy nhiên, các dòng xe dùng để biểu diễn thường được “độ” lại hệ thống phanh tay để tạo ra lực phanh lớn hơn.

Trường hợp phanh chân gặp sự cố, nhiều người nghĩ rằng giải pháp tốt nhất là sử dụng phanh tay, nhưng do lực tác động của phanh tay yếu hơn hoặc má phanh bị mòn, nên rất khó phát huy tác dụng. Khi gặp tình huống này, bạn nên dừng xe đỗ bên đường và chờ sự hỗ trợ của đội cứu hộ.

Một vấn đề rất quan trọng, lỗi mà các lái xe thường gặp chính là việc quên kéo phanh tay khi đỗ xe. Điều này có thể gây ra những va chạm, tai nạn ngoài ý muốn. Một số tài xế mới thường quên lãng hoặc chủ quan cho rằng khi đỗ xe, chuyển cần số về P thì xe sẽ đứng yên. Tuy nhiên, dù cần số đã chuyển về P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại nhưng có nhiều trường hợp xe đỗ tại những địa điểm có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hay vì lý do nào đó có thể gây sự cố, số P mất tác dụng và bánh răng cóc mòn nhanh. Lúc này nếu không gài thắng tay sẽ làm xe bị trôi và rất dễ xảy ra va chạm. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng ô tô các lái xe nên tập thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.

Cũng theo anh Ngự, đa số người mới học lái xe thường gặp phải chứ không riêng gì phụ nữ hay đàn ông, khi chạy xe cần lưu ý kiểm tra phanh tay, trên taplo xe sẽ có biểu tượng chấm than màu đỏ, nếu nó sáng lên đồng nghĩa với việc phải xả phanh tay. Còn khi xe đang chạy, phanh tay sẽ khiến cho động cơ bị tắt. Theo nguyên tắc hoạt động của phanh tay, nếu không sử dụng đúng nó sẽ gây ảnh hưởng tới một số bộ phận của xe và có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Theo PLO

Đọc thêm

Kia "nhá hàng" Carnival mới

Kia "nhá hàng" Carnival mới

Mẫu MPV cỡ lớn của Kia sắp ra mắt phiên bản mới với những thay đổi dễ nhận ra ở phần đầu xe.
Chi tiết Mitsubishi Triton mới ra mắt

Chi tiết Mitsubishi Triton mới ra mắt

Mitsubishi Triton 2024 tại Việt Nam không sử dụng hộp số MT mà có 3 phiên bản AT với 2 tùy chọn hệ truyền động gồm một và 2 cầu.
Những lưu ý để bảo vệ ô tô mùa mưa bão

Những lưu ý để bảo vệ ô tô mùa mưa bão

Siêu bão Yagi (bão số 3) sắp đổ bộ vào đất liền và gây mưa lớn, dự kiến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, trong đó có hoạt động giao thông.
Cơ hội kinh doanh “cho mọi nhà” tốt chưa từng có cùng V-GREEN

Cơ hội kinh doanh “cho mọi nhà” tốt chưa từng có cùng V-GREEN

Chia sẻ doanh thu 750 đồng cho mỗi 1 kWh điện sạc trong tối thiểu 10 năm – cam kết của V-GREEN với mô hình trạm sạc nhượng quyền đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư bởi khả năng sinh lời bền vững, chiến lược kinh doanh lâu dài.
Những bộ phận xe cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi dài

Những bộ phận xe cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi dài

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, nhiều gia đình lựa chọn về quê hoặc đi du lịch xa bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các sự cố không mong muốn, việc kiểm tra kỹ lưỡng xe trước mỗi chuyến đi dài là điều cần thiết.