Xóa tư duy "đông con hơn nhiều của", Hương Khê giảm tỷ lệ sinh trên 2 con

(Baohatinh.vn) - Với việc giảm tỷ lệ sinh trên 2 con xuống còn 22,94%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,71%, Hương Khê (Hà Tĩnh) đang từng bước đến gần hơn với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Xóa tư duy “đông con hơn nhiều của”, Hương Khê giảm tỷ lệ sinh trên 2 con

Việc tăng cường công tác tuyên truyền đến từng nhà đã góp phần làm thay đổi suy nghĩ của người dân về công tác dân số ở Hương Khê

Ông Nguyễn Trường Lâm - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Hương Khê cho biết: “Để các chủ trương, chính sách về công tác dân số đi vào cuộc sống, việc tham mưu và triển khai kế hoạch phải được triển khai sớm. Sự tham mưu kịp thời và quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo động lực cho đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở. Đó cũng là yếu tố làm nên chuyển biến đáng ghi nhận của dân số Hương Khê thời gian qua”.

Khắc phục những khó khăn về giao thông, địa bàn chia cắt, đội ngũ cán bộ dân số vẫn miệt mài bám địa bàn, bám đối tượng để tuyên truyền, vận động. Chị Nguyễn Thị Hoài - cán bộ dân số xã Hà Linh cho biết: “Xã chúng tôi có diện tích lớn nhất tỉnh, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, suy nghĩ “đông con hơn nhiều của” vẫn còn hiện hữu. Thế nhưng, bằng các biện pháp, từ lồng ghép, phối kết hợp đến tuyên truyền nhóm hay tỉ tê khuyên nhủ với phương châm “mưa dầm thấm sâu”, đã làm chuyển biến suy nghĩ của bà con về công tác dân số. Vì thế, năm qua, tỷ lệ sinh trên 2 con ở Hà Linh đã giảm xuống chỉ còn 22,2%”.

Xóa tư duy “đông con hơn nhiều của”, Hương Khê giảm tỷ lệ sinh trên 2 con

Sự có mặt của các đề án nâng cao chất lượng dân số cũng đã tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi hành vi, sự có mặt của các đề án nâng cao chất lượng dân số cũng đã tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, việc duy trì hoạt động hàng tháng của 38 CLB sinh hoạt về DS-KHHGĐ là cơ hội để các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và nam nữ thanh niên chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân có thêm kiến thức và ý thức trách nhiệm về vấn đề này.

Chị Thân Thị Lý (thôn 8, xã Hà Linh) cho biết: “Vợ chồng tôi chỉ có 2 con gái, nhưng chúng tôi không có ý định sinh thêm con dù hai bên gia đình đều mong muốn có thêm cháu trai cho vui cửa vui nhà. Sinh ít con nên gia đình tôi có điều kiện hơn trong việc đầu tư nuôi dạy các cháu”.

Cùng với sự đổi thay trong suy nghĩ của người dân thì việc duy trì và mở rộng phạm vi hưởng lợi của các đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS -KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2018-2020 cũng đã góp phần tạo bước đột phá trong công tác dân số ở huyện miền núi Hương Khê.

Theo số liệu của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, năm 2018, số trẻ em sinh ra trên toàn huyện là 1.360 cháu (giảm 116 cháu so với năm 2017), tương ứng tỷ suất sinh thô là 13,2%o, giảm 1,1 %o so với năm 2017. Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên năm 2018 là 312 cháu (giảm 118 cháu) so với năm 2017, tương ứng tỷ lệ sinh trên 2 con là 22,94%, giảm 3,06% so với năm 2017. Tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái, giảm 4 điểm phần trăm so với năm 2017.

Mục tiêu ổn định mức sinh để nâng cao chất lượng dân số là kết quả được làm nên bởi cả một quá trình. Vì thế, sau niềm vui với những thành công bước đầu, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Hương Khê đang tập trung triển khai các kế hoạch, duy trì hoạt động của các đề án, trước mắt là kế hoạch tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ để tạo đà cho việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?