Xử phạt “xe không chính chủ”, người dân Hà Tĩnh cần hiểu thế nào cho đúng?

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, không ít người dân Hà Tĩnh băn khoăn về quy định tăng mức phạt tiền đối với trường hợp “xe không chính chủ” tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Anh Đào Văn Tú, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) trao đổi: “Tôi thấy một số bạn facebook của mình đang chia sẻ các thông tin về vấn đề đi “xe không chính chủ” sẽ bị phạt. Tôi đang lo lắng không biết vậy khi vợ tôi đi xe đứng tên tôi hay ngược lại thì chúng tôi có bị phạt hay không?”

Xử phạt “xe không chính chủ”, người dân Hà Tĩnh cần hiểu thế nào cho đúng?

“Xe không chính chủ” cần được hiểu đúng đó là xe không được làm thủ tục đăng ký chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Trong những cuộc nói chuyện bên chén trà đầu năm, câu chuyện về xử phạt “xe không chính chủ” cũng trở nên rôm rả trong gia đình ông Trần Đình Phú, phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh). Không ít người đang hiểu không rõ về quy định và bày tỏ băn khoăn nếu nhà chỉ có một chiếc xe, không lẽ chỉ có người đứng tên đăng ký mới được đi, còn những người khác dù có giấy phép lái xe vẫn không được lái?!

Hay trong trường hợp được người thân cho xe ô tô hoặc xe máy mà bản thân chưa đi làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe thì có bị xử phạt đi “xe không chính chủ” hay không?

Xử phạt “xe không chính chủ”, người dân Hà Tĩnh cần hiểu thế nào cho đúng?

Vì hiểu sai về quy định xử phạt “xe không chính chủ” không ít người đã có ý kiến trái chiều về điều luật và gây hoang mang trong xã hội.

Thảo luận sôi nổi nhất nội dung này phải kể đến các “diễn đàn” trên mạng xã hội facebook. Nhiều người có các ý kiến khác nhau về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi “xe không chính chủ”, trong đó có những ý kiến đưa tin không chính xác về quy định này, gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Xử phạt “xe không chính chủ”, người dân Hà Tĩnh cần hiểu thế nào cho đúng?

Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Tĩnh chia sẻ thông tin.

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Khắc Tuấn - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Tĩnh cho biết: Theo quy định tại điểm a, khoản 4, điểm i, khoản 7, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi: “Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô”.

“Xử phạt “xe không chính chủ” không phải là quy định mới, mà được quy định từ năm 2016 tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Và cũng không có văn bản pháp luật nào sử dụng từ “xe không chính chủ”, mà cụm từ này do người dân tự lan truyền.

Tuy nhiên, khi đã gọi tắt như vậy thì người dân cần hiểu đúng rằng “xe không chính chủ” là xe không được làm thủ tục đăng ký sang tên để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô” - Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn nhấn mạnh.

Xử phạt “xe không chính chủ”, người dân Hà Tĩnh cần hiểu thế nào cho đúng?

Lực lượng cảnh sát giao thông nỗ lực tuyên truyền luật đến tận người dân.

Nói thêm về nội dung này, Thiếu tá Diệp Xuân Quyền, Đội trưởng Đội xử lý vi phạm và tuyên truyền (Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Hà Tĩnh) chia sẻ: “Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt; mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh, phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe. Chúng tôi đang tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu đúng nội dung nghị định”.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên đây thì đối với hành vi như mượn, thuê xe người khác để tham gia giao thông sẽ không thuộc trường hợp bị kiểm tra và xử phạt về lỗi “không chính chủ” như một số thông tin mà nhiều người chia sẻ trên các trang mạng xã hội trong thời gian gần đây.

Về mức xử phạt, cụ thể như sau:

Theo khoản 3, Điều 6, Thông tư 15/2014/TT-BCA, “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.”

Đối chiếu với quy định tại điểm a, khoản 4, điểm l, khoản 7, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020), tổ chức, cá nhân không đăng ký sang tên xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô theo quy định bị xử phạt như sau: cá nhân vi phạm bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng; tổ chức vi phạm bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.200.000 đồng.

Hành vi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, mức phạt cá nhân bị phạt từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng; tổ chức bị phạt từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.