Nhập nhằng tranh chấp dân sự ở Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Hai gia đình từng rất thân thiết nhưng chỉ vì cam kết bằng miệng trong việc mua bán đất không được thực hiện, họ "trở mặt" với nhau và gây nên nhiều rắc rối trong việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp tài sản...

Kêu cứu vì bị... “nuốt lời”!?

Trong đơn kiến nghị gửi Tòa soạn Báo Hà Tĩnh, bà Hoàng Thị Sơn, trú khối 2, thị trấn Hương Khê trình bày: “Năm 1983, vợ chồng tôi là Hoàng Thị Sơn và Đặng Lệ được UBND huyện Hương Khê cấp 400 m2 tại thửa đất số 276 (khối 2, thị trấn Hương Khê) làm nhà ở. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1999, tôi bán lại mảnh đất đã được cấp cho bà Dương Thị Dần (khối 1, thị trấn Hương Khê) với số tiền 47 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Dần mới chỉ thanh toán 44 triệu đồng”.

Bà Hoàng Thị Sơn bên mảnh đất đang xảy ra tranh chấp với ông Nguyễn Hữu Chường và bà Bạch Thị Lý
Bà Hoàng Thị Sơn bên mảnh đất đang xảy ra tranh chấp với ông Nguyễn Hữu Chường và bà Bạch Thị Lý

Ngày 9/10/2000, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê - Phan Văn Tích đã ký quyết định đồng ý để bà Sơn chuyển nhượng lại toàn bộ khuôn viên sang cho bà Dần bao gồm các hạng mục: nhà ở, công trình phụ và tài sản trên đất. Qua đo đạc thực tế, mảnh đất này có diện tích lên đến 547 m2. Thời điểm đó, việc dôi dư chỉ là... “chuyện thường ở huyện”. Tuy nhiên, phần đất thừa 147 m2 đã bị bà Sơn giữ lại với lý do bà Dần còn thiếu 3 triệu đồng.

Đến tháng 3/2013, UBND huyện Hương Khê đồng ý cho “hợp thức hóa” 147 m2 đất bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với điều kiện bà Sơn phải nộp thuế cho phần đất này. Mảnh đất 147 m2 sau đó được bà Sơn chuyển nhượng lại cho vợ chồng ông Nguyễn Hữu Chường và bà Bạch Thị Lý (trú tổ 4, khối 2, thị trấn Hương Khê). Tiền thuế phải nộp có giá trị hơn 117 triệu đồng nhưng do là thương binh hạng 4/4 nên ông Lệ được miễn giảm 70%. Phía vợ chồng bà Sơn và ông Chường, bà Lý đã ngầm thỏa thuận tận dụng chính sách ưu đãi này bằng việc chia đôi tiền miễn giảm (hơn 41 triệu đồng) sau khi bán được 147 m2 đất.

Mọi việc sẽ êm đẹp và chẳng có gì đáng nói, nếu bà Sơn nhận đủ số tiền như từng cam kết bằng miệng. Tuy nhiên, theo bà Sơn, vợ chồng ông Chường, bà Lý đã “nuốt lời”.

Những văn bản “đá” nhau

“Nếu không thuộc diện miễn giảm thì làm gì có chuyện họ được giảm tiền thuế?”, bà Hoàng Thị Sơn ấm ức. “Nếu không trả đủ, tôi sẽ tiếp tục phát đơn kiện với lý do các ngành lấy căn cứ nào để miễn giảm thuế cho vợ chồng ông Chường?”.

Trước đó, do bà Sơn đi chăm ông Lệ trị bệnh tại Bình Phước nên vào ngày 13/4/2013, vợ chồng bà đã ký hợp đồng ủy quyền với ông Nguyễn Hữu Chường và được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Phước xác nhận. Theo đó, ông Đặng Lệ và bà Hoàng Thị Sơn (bên A) ủy quyền cho ông Nguyễn Hữu Chường (bên B) được toàn quyền thay mặt và nhân danh bên A làm tất cả thủ tục để nhận GCNQSDĐ mang tên Đặng Lệ, bao gồm cả việc nộp thuế và lệ phí liên quan.

Dù hợp đồng này đã được hai bên xác lập, tuy nhiên, ngày 26/4/2013, Chi cục Thuế huyện Hương Khê lại ra Văn bản số 148/QĐ/CCT về việc miễn giảm thuế cho ông Lệ và hoàn toàn không đề cập đến tên người được ủy quyền. Không lâu sau đó, bà Lý đã nộp hơn 35 triệu đồng vào Kho bạc Nhà nước huyện Hương Khê và ký tên Bạch Thị Lý trong khi giấy nộp tiền lại đứng tên Đặng Lệ. Phải chăng đây chính là cơ sở khiến bà Sơn thắc mắc?

Giải đáp vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Hương Khê - Hồ Văn Châu khẳng định: “Qua rà soát toàn bộ hồ sơ, chúng tôi có thể khẳng định, ngành thuế không có bất kì sai sót nào”.

Tuy nhiên, ngày 19/8/2013, UBND huyện Hương Khê lại ra Văn bản số 891/UBND về việc trả lời đơn phản ánh của công dân. Công văn này đã “phản” lại toàn bộ nội dung mà Quyết định số 148/QĐ/CCT ngày 26/4/2013 của Chi cục Thuế huyện Hương Khê trước đó. Công văn 891 nói rõ việc miễn giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất cho ông Đặng Lệ là chưa đúng đối tượng với lý do: ông Đặng Lệ không cư trú tại huyện Hương Khê từ năm 2009 đến nay. Số tiền được miễn giảm ông Đặng Lệ không được hưởng mà ông Nguyễn Hữu Chường được hưởng (?!), đồng thời đề nghị Chi cục Thuế huyện Hương Khê hủy bỏ Quyết định 148.

Trong 41 triệu đồng tiền miễn giảm “cưa đôi”, bà Sơn “tố” vợ chồng ông Chường mới chỉ đưa cho bà 15 triệu đồng; còn thiếu 26 triệu đồng. Lý giải cho những thắc mắc của bà Sơn, ông Nguyễn Hữu Chường thẳng thắn: “Số tiền này hoàn toàn không nằm trong cam kết của hợp đồng nên chúng tôi không có nghĩa vụ phải thanh toán”.

Đối với hợp đồng miệng mà bà Sơn đề cập, ông Chường cho rằng: “Trước đây hai gia đình qua lại tình cảm, thấy gia cảnh bà Sơn khó khăn, chồng đau ốm triền miên nên tôi đề xuất đưa 13 triệu đồng nhưng bà Sơn không đồng ý. Đây hoàn toàn là số tiền xuất phát từ tình cảm và không hề có hợp đồng miệng nào như bà Sơn nói. Nếu căn cứ theo văn bản 891 của huyện, bà Hoàng Thị Sơn lấy lý do nào để tôi phải đưa 13 triệu đồng?”, ông Chường đặt câu hỏi.

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.