Dự án khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng:

Thực hiện Quyết định 288/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (âu thuyền) đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đầu năm 2007, Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do gặp phải cơn "bão giá"trong năm 2008 cùng những bất lợi phát sinh trong quá trình thi công trên biển nên đến thời điểm này, dự án mới đạt khối lượng xây lắp trên 90% và đang phấn đấu hoàn thành vào tháng 11 tới.

Khẩn trương về đích!

Với tổng mức đầu tư 30, 5 tỷ đồng (đã điều chỉnh) từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, Dự án âu thuyền Cửa Nhượng có năng lực tiếp nhận 300 tàu cá có công suất mỗi tàu tối đa 300 CV vào tránh trú bão. Các hạng mục chính của công trình gồm: nạo vét luồng tàu tự nhiên có chiều dài 4.181 m, lắp đặt hệ thống phao tiêu báo hiệu luồng; xây dựng tuyến đê chắn sóng dài 600 m ; xây dựng 3 tuyến neo đậu; xây dựng khu dịch vụ hậu cần và cảng thương mại.

Công nhân Cty CP Xây dựng và du lịch Hà Tĩnh lắp ghép cấu kiện bê tông lát mái tuyến đê Nam
Công nhân Cty CP Xây dựng và du lịch Hà Tĩnh lắp ghép cấu kiện bê tông lát mái tuyến đê Nam

Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng, dự án âu thuyền Cửa Nhượng đã hoàn thành 3/6 gói thầu gồm: gói 1 - xây dựng tuyến đê Bắc, đường công vụ dài 640 m, cống ngang đường; gói 2 - xây dựng các tuyến neo đậu 3A, 3B, 3C, 3D; gói 3 - nạo vét luồng, khu neo đậu số 2 và tuyến neo đậu số 1. Ba gói thầu còn lại là: gói 4 - xây dựng tuyến đê Nam đoạn S1 dài 310 m trên đó bố trí 12 bích neo; gói 5 - xây dựng tuyến đê Nam đoạn S2 dài 170 m trên đó bố trí 7 bích neo loại 10 tấn; gói 6 - xây dựng hạng mục công trình phụ trợ, đường nội bộ, hệ thống điện và cấp thoát nước..., đều có khối lượng xây lắp đạt từ 70 - 90%.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của dự án là 2 gói thầu xây dựng tuyến đê Nam (gói 4 và 5) phải thi công ngoài biển, toàn bộ vật liệu đều phải tập kết trên bờ sau đó dùng thuyền chở ra hiện trường nên không chỉ hạn chế về khối lượng mà còn phụ thuộc nhiều vào thủy triều lên xuống. Không những thế, do phải nhường mặt bằng cho việc tập kết vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ hai gói thầu thi công tuyến đê Nam này nên gói thầu 6 - xây lắp các hạng mục công trình phụ trợ buộc phải nằm đợi dù khối lượng còn lại không nhiều.

Ông Nguyễn Văn Chất, đại diện nhà thầu Công ty CP Xây dựng và Du lịch Hà Tĩnh cho biết: "Chúng tôi đã lát được trên 12 ngàn cấu kiện bê tông đúc sẵn ghép mái đê và đang còn trên 1 ngàn cấu kiện bê tông chưa được ghép. Nếu thuận lợi công đoạn này chỉ mất vài tuần nhưng do mỗi ngày chỉ vận chuyển được một chuyến thuyền với vài trăm khối đá nên rất hạn chế trong việc đẩy nhanh tiến độ".

Cùng chung cảnh ngộ này, ông Lê Văn Lưu - Đại diện nhà thầu Công ty CP Xây dựng Thái Bình Dương chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi đổ cấu kiện bê tông tại cầu Rác sau đó dùng thuyền vận chuyển ra công trường (cự ly gần 10 km) nhưng không phát huy hiệu quả. Bây giờ tiến hành đổ tại chỗ nên phải chở ra biển rất nhiều thứ, từ xi măng, cát, sỏi cho đến nước ngọt. Biết vậy, nên thời gian này, chúng tôi tranh thủ nước lên, thuận lợi cho tàu thuyền đi lại là chở vật liệu nhằm đẩy nhanh tiến độ chứ không kể gì sáng trưa chiều tối".

Theo ông Hà Văn Trà - Trưởng BQL các dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão tàu cá (Sở NN&PTNT), khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng là dự án mới, kỹ thuật thi công phức tạp nhưng đến thời điểm này đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Với khối lượng xây lắp hiện đạt trên 90%, nếu thời tiết thuận lợi thì tháng 11 tới, công trình sẽ được bàn giao, khai thác sử dụng.

Công nhân Công ty CP xây dựng Thái Bình Dương đổ cấu kiện bê tông lát mái tuyến đê Nam
Công nhân Công ty CP xây dựng Thái Bình Dương đổ cấu kiện bê tông lát mái tuyến đê Nam

Liên quan đến tiến độ của dự án này có phần chậm trễ, ông Trà cho biết thêm: "Do đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ nên mỗi năm dự án chỉ được phân bổ từ 5 - 7 tỷ đồng. Theo đó, UBND tỉnh chỉ cho phép triển khai các gói thầu tương ứng với kế hoạch vốn được ghi. Bởi thế, dự án đã tiến hành đấu thầu đến 3 lần, mỗi lần 2 gói. Và, không chỉ khó khăn về nguồn vốn mà dự án còn gặp phải cơn "bão giá" xảy ra trong năm 2008 nên có thời điểm, các nhà thầu buộc phải dừng thi công để né "bão", còn chủ đầu tư cũng mất rất nhiều thời gian cho việc xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư".

Mặc dù chưa chính thức đi vào khai thác nhưng khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng đã đón hàng trăm tàu thuyền về trú đậu trong 2 mùa mưa bão qua. Thành công bước đầu của dự án này là đã tận dụng tối đa địa điểm có điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần các ngư trường, vùng biển có tần suất bão cao, phù hợp tập quán của ngư dân, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Sau khi hoàn thành, với hệ thống công trình phụ trợ đồng bộ, âu thuyền Cửa Nhượng còn là điểm cung cấp dịch vụ cho các tàu cá sau mỗi chuyến ra khơi.

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.