Khi UNESCO bảo vệ những di sản... kì lạ như đảo cấm phụ nữ

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) ngày 9/7 vừa công bố danh sách Di sản thế giới mới năm 2017. Trong đó, trường hợp hòn đảo “cấm phụ nữ” tại Nhật Bản được quan tâm khá nhiều.

Tuy nhiên, hòn đảo dành riêng cho đàn ông này chỉ là một trong rất nhiều Di sản Văn hóa kì lạ mà UNESCO công nhận và nỗ lực bảo vệ.

Hòn đảo cấm phụ nữ

Dù là đảo chỉ dành cho nam giới, bản thân Okinoshima lại là nơi thờ nữ thần biển cả. Nằm trong hệ thống tín ngưỡng Shinto, ngôi đền trên đảo được các ngư dân Nhật Bản thờ cúng từ thế kỷ IV. Hàng chục ngàn hiện vật tới từ khắp nơi trên thế giới đang được lưu giữ tại đây qua nhiều thế kỷ là bằng chứng về di sản phong phú của đảo.

khi unesco bao ve nhung di san ki la nhu dao cam phu nu

Chỉ có đàn ông mới được lên đảo Okinoshima sau khi thực hiện nghi lễ tẩy uế

Vì những lý do cổ xưa, phụ nữ không được phép đặt chân lên đảo. Ngoài ra, trên đảo cấm ăn thịt động vật bốn chân và cấm bất cứ ai rời đảo khi chưa được sự cho phép của thầy tế. Mỗi năm cũng chỉ có 200 người đàn ông được thăm đảo, vào ngày 27/5 để tổ chức một lễ hội lớn, sau khi trải qua nghi lễ tẩy uế bao gồm tắm truồng. Chuyến đi cũng phải được giữ bí mật và không ai được phép mang gì khỏi đảo, dù là một ngọn cỏ.

Hiện, cũng chưa ai rõ lý do vì sao tục cấm phụ nữ lên đảo hình thành. Có khả năng điều này bắt nguồn từ việc tín ngưỡng Shinto cho rằng kinh nguyệt là điều ô uế. Hoặc, cũng có thể do đây là vùng nước nguy hiểm, không phù hợp với những người liễu yếu đào tơ.

Nhà máy đóng gói thịt

Có vẻ lạ lùng khi một nhà máy đóng gói thịt lại được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO. Nhưng đó là chuyện của nhà máy Anglo tại Uruguay.

Anglo được thành lập vào năm 1859 bởi công ty thịt Liebig’s Extract của Đức. Sau đó, nó được đổi tên thành Anglo khi một công ty Anh mua lại năm 1924. Nó có hơn 200 sản phẩm, là đơn vị cung cấp thịt cho binh lính Thế chiến I và II.

khi unesco bao ve nhung di san ki la nhu dao cam phu nu

Nhà máy đóng thịt Anglo từng là "anh nuôi" của nhiều binh lính trong Thế chiến I và II.

Các hộp thịt có hình dáng đặc trưng của Anglo nổi tiếng toàn thế giới như biểu tượng của hai cuộc chiến tranh, xuất hiện trong nhiều bộ phim. Có thời điểm cần tới 5.000 công nhân để chế biến khoảng 400 con bò trong một giờ và 2.000 con cừu trong một ngày. Nhà máy cũng từng cho mỗi công nhân mang hơn 2kg thịt về nhà mỗi ngày.

Thị trấn Fray Bentos của Uruguay, nơi đặt nhà máy, được gọi là “Nhà bếp vĩ đại của thế giới”. Trong Thế chiến I, người lính sẽ nói “Fray Bentos” tức là họ đang nói về thứ gì rất tốt, giống như ngày nay mọi người nói “OK”.Sản phẩm của Anglo không chỉ lấp đầy dạ dày người châu Âu mà còn ăn sâu vào trái tim và khối óc của họ.

Nhà máy cuối cùng đóng cửa vào năm 1979 sau khi châu Âu và Mỹ cắt giảm lượng hàng hóa mua từ các nước Mỹ Latin.

Những ngôi nhà "không ai hiểu" của Antoni Gaudi

Khi kiến trúc sư vĩ đại người Tây Ban Nha Antoni Gaudi qua đời năm 1926, nhà thờ Sagrada Familia mới hoàn thành được 25%. Tới nay, gần một thế kỷ trôi qua, nhà thờ vẫn dang dở do thiết kế của Gaudi quá kì lạ đến mức không ai có thể hiểu và hoàn thiện.

khi unesco bao ve nhung di san ki la nhu dao cam phu nu

Nhà thờ Sagrada Familia dở dang cả thế kỷ nay vì không ai hiểu nổi ý tưởng của Antoni Gaudi

Trước đó, Gaudi đã nổi danh với những công trình mang tính bước ngoặt trong nền kiến trúc thế giới theo phong cách dị lạ. Các công trình của ông chủ yếu đặt tại Barcelona, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Ông còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ siêu thực.

Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày sinh Gaudi, UNESCO đã công nhận 7 tác phẩm kiến trúc của ông là di sản văn hóa thế giới, gồm: công viên Parc Guell, “ngôi nhà của những khúc xương” Casa Batllo, tòa nhà “xù xì” Casa Mila, tòa nhà Casa Vincens, cung điện Palacio Suell, nhà thờ “nghiêng ngả” Colonia Guell và nhà thờ dang dở Sagrada Familia.

khi unesco bao ve nhung di san ki la nhu dao cam phu nu

Trong danh sách những địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm nay, rất nhiều người chú ý tới hòn đảo Okinoshima của Nhật Bản, nơi nghiêm cấm sự có mặt của phụ nữ.

Bến tàu buôn nô lệ

Một bến tàu ở Rio de Janeiro, nơi buôn bán hàng triệu nô lệ, cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Bến tàu Valongạ hoạt động từ thế kỷ III và trở thành nơi cập bến lớn nhất của các tàu buôn nô lệ châu Phi. Sau hành trình dài vượt Đại Tây Dương, những nô lệ này sẽ bị giữ lại ở đây để phục hồi sức khỏe và vỗ béo để có thể bán được giá cao trên thị trường. Những người ốm yếu, qua đời bị chôn ở nghĩa trang gần đó.

khi unesco bao ve nhung di san ki la nhu dao cam phu nu

Bến tàu buôn nô lệ Valonga của Brazil vừa trở thành di sản thế giới

Rất nhiều người Brazil không ý thức được tầm quan trọng của khu vực này cho tới vài năm trước. Một phần của bến cảng mới tìm thấy năm 2011 khi một cặp vợ chồng sửa sang nhà và phát hiện khu mộ tập thể khổng lồ bên dưới. Cho tới gần đây, bến cảnh vẫn bị chôn vùi dưới quảng trường, đường phố và bãi đỗ xe.

Theo UNESCO, bến tàu Valonga cần có một vị trí lịch sử giống như Hiroshima và Auschwitz “để giúp chúng ta nhớ về một phần lịch sử nhân loại không thể quên”.

Tính tới tháng 7 này, UNESCO đã công nhận 1073 Di sản Thế giới; trong đó có 832 Di sản Văn hóa, 206 Di sản Thiên nhiên và 35 Di sản Hỗn hợp. Các di sản này trải rộng trên 167 quốc gia, trong đó nhiều nhất là Italy (53 di sản),tiếp theo là Trung Quốc (52), Tây Ban Nha (46), Pháp (43), Đức (42), Ấn Độ (36), Mexico (34)...

Theo Giả Bình/Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.