Cần sớm làm rõ nghi vấn dùng thuốc trừ sâu "diệt" hồ tôm ở Lộc Hà!

(Baohatinh.vn) - Như Báo Hà Tĩnh điện tử thông tin, ngày 5/7 vừa qua, hồ tôm 30 vạn con của anh Phạm Văn Hạnh ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bỗng dưng chết đồng loạt chỉ sau một đêm. Nhiều nghi vấn tôm chết là do kẻ xấu dùng thuốc trừ sâu “đầu độc”, rất cần cơ quan chức năng sớm làm rõ...

Video người trong cuộc nói về sự việc:

Từ lọ thuốc sâu giữa hồ tôm…

Có mặt tại hồ tôm của anh Phạm Văn Hạnh chiều 6/7, chúng tôi không khỏi xót xa khi thấy những "thảm" xác tôm nổi kín trên mặt nước. Những con tôm (30 vạn con giống) trên 40 ngày tuổi, hứa hẹn đem về cho gia chủ hàng trăm triệu đồng - chỉ sau một đêm đã trở thành... rác!

Đứng bất thần nhìn những mảng xác tôm nổi đầy mặt hồ, anh Phạm Văn Hạnh rầu rĩ: “Khoảng 21h30" đêm 5/7, tôi phát hiện tôm có hiện tượng chao đảo và một số con chết. Với kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm, tôi đã hòa các loại thuốc, ô xi hạt tạt xuống hồ; xả đáy, cấp nước; vận hành hệ thống quạt nước nhằm cứu vãn tôm. Tuy nhiên, nỗ lực của tôi đã không đem lại kết quả gì, và trong đêm, toàn bộ tôm trong hồ của tôi đã chết hết”.

can som lam ro nghi van dung thuoc tru sau diet ho tom o loc ha

Tôm chết nổi kín mặt hồ

“Trong khi đanng xử lý, tôi phát hiện giữa hồ có một lọ thuốc trừ sâu, ghi rõ là "trừ sâu đục thân". Tôi cầm lên thì thấy còn gần 1/3 lọ là nước thuốc màu trắng đục, ngửi thấy hôi nồng nặc. Tôi biết, nếu tôm chết vì dịch bệnh và do môi trường thì cũng chết từ từ, chứ không thể chết nhanh và đồng loạt như thế này được. Tôi khẳng định, nguyên nhân tôm chết hàng loạt này là do kẻ xấu ác ý vứt thuốc trừ sâu xuống hồ, chứ không có lý do gì khác. Với 30 vạn tôm giống, chỉ cần khoảng hơn 1 tháng nữa, tôi có thể thu 6 tấn tôm, ít nhất cũng có 600 - 700 triệu đồng. Vậy... Mong cơ quan chức năng sớm tìm ra kẻ đã gây hại hồ tôm của gia đình” - anh Hạnh bày tỏ.

can som lam ro nghi van dung thuoc tru sau diet ho tom o loc ha

Anh Hạnh xót xa khi chỉ sau 1 đêm mất trắng hơn nửa tỷ đồng

… nghi vấn tôm chết do thuốc trừ sâu dần sáng tỏ

Chung quan điểm như chủ hồ, anh Hà Minh Đức, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng - vật nuôi huyện Lộc Hà, cho hay: Thông thường, có 7 loại bệnh dẫn đến tôm chết. Trong đó, bệnh đốm trắng và hoại tử gan tủy cấp tính là loại bệnh khiến tôm chết nhanh nhất. Tuy nhiên, với hai loại bệnh này, ban đầu tôm cũng chỉ chết rải rác và nhanh lắm cũng phải 3-4 ngày mới chết hết. Đằng này, trường hợp hồ tôm anh Hạnh, chiều 5/7, tôm vẫn ăn bình thường nhưng lúc 21h30" bắt đầu phát hiện tôm chết, đến sáng mai tôm đã chết sạch không còn một con. Chúng tôi loại trừ nguyên nhân dịch bệnh và nghi là tôm chết do có độc tố trong hồ”.

can som lam ro nghi van dung thuoc tru sau diet ho tom o loc ha

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, cho biết: Qua kiểm tra hiện tượng tôm chết tại hồ nuôi ông Hạnh, cơ quan chuyên môn thấy rằng, tôm chết rất bất thường, không phải do môi trường, dịch bệnh. Từ trước đến nay chưa bao giờ ghi nhận do môi trường, dịch bệnh mà tôm chết đồng loạt, nhanh như vậy. Bên cạnh đó, kết hợp việc phát hiện lọ thuốc trừ sâu giữa hồ, có thể nghi ngờ tôm chết do thuốc trừ sâu. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ, tránh gây tâm lý hoang mang cho người nuôi tôm cũng như khỏi ảnh hưởng đến dư luận”.

Việc 30 vạn con tôm của gia đình ông Phạm Văn Hạnh chết sạch sau một đêm đã được các cán bộ chuyên môn loại trừ do dịch bệnh, môi trường, và nghi vấn nhiều đến việc tôm chết do thuốc trừ sâu. Thiết nghĩ, Công an huyện Lộc Hà cần khẩn trương điều tra, làm rõ vấn đề này để tránh tâm lý hoang mang của người nuôi tôm và dư luận.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.