Hỗ trợ an ninh lương thực bằng cây có củ tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 22/1, Ban Điều phối Dự án SRDP-IWMC phối hợp với Dự án CIAT tổ chức hội thảo thông qua các bên về dự án liên quan đến cây trồng lấy củ (FoodSTART).

Dự án hỗ trợ an ninh lương thực bằng cây có củ tại Châu Á (FoodSTART) được khởi động vào năm 2011.

Hiện nay, nguồn thực phẩm từ nông nghiệp của các hộ gia đình tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang phải đối mặt với rủi ro đến từ các yếu tố sinh lý và kinh tế - xã hội. Do đó, nhu cầu cấp thiết hiện nay là xác định khả năng cải thiện an ninh lương thực của cây có củ thông qua các biện pháp quản lý phù hợp để tăng cường khả năng phục hồi nguồn thực phẩm.

Dự án FoodSTART tập trung vào việc nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người nghèo. Ngoài việc thu thập và tổng hợp bằng chứng về vai trò của các loại cây có củ trong việc hỗ trợ an ninh lương thực cho người nghèo, FoodSTART đã thiết lập các biện pháp tốt nhất để xác định mục tiêu và đạt được các tác động cần thiết.

Mô hình trồng khoai lang giống KLC 266 tại xã Kỳ Văn, huện Kỳ Anh. (Ảnh tư liệu)

Mô hình trồng khoai lang giống KLC 266 tại xã Kỳ Văn, huện Kỳ Anh. (Ảnh tư liệu)

Tại hội thảo, đại biểu tập trung phân tích về điều kiện thời tiết thất thường ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch, chế biến, trồng và chăm sóc các loại cây; mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị còn hạn chế; thiếu đầu ra cho các sản phẩm; khả năng tiếp cận, kỹ thuật chăm sóc và sự đa dạng của các loại cây có củ chưa cao…

Hội thảo cũng đưa ra một số giải pháp hỗ trợ an ninh lương thực bằng cây có củ như: có chiến lược, tài liệu khuyến nông nhằm quản lý cây trồng tốt hơn; hướng dẫn về các hình thức canh tác thân thiện hạn chế thoái hóa đất; lựa chọn các bộ giống (sắn, khoai lang) có năng suất cao, thị trường tốt; giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch thông qua chuyển đổi cơ bản ở cấp độ trang trại…

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".