SRDP nâng bước nghề trồng nấm ở Xuân Liên

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, nghề trồng nấm đã tìm được chỗ đứng ở Xuân Liên (Nghi Xuân). Thành công này không chỉ khẳng định nhiệt huyết của những người tiên phong mà còn cho thấy vai trò quan trọng của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) trong việc tạo niềm tin, nguồn lực để cây nấm “bén duyên” với mảnh đất đầy gió và cát trắng.

Tổ trưởng Tổ Hợp tác Thanh niên Ngô Thanh Lý với sản phẩm mộc nhĩ.

Tổ trưởng Tổ Hợp tác Thanh niên Ngô Thanh Lý với sản phẩm mộc nhĩ.

Từ ý tưởng của một cán bộ thuộc Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, ngày 6/1/2015, Tổ hợp tác Nấm sạch Hoa Linh (thôn Linh Trù) do Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Liên - Trần Trung Văn (SN 1987) làm tổ trưởng được thành lập.

Dù quyết tâm phát triển nghề mới nhưng “11 thành viên tham gia đều thuộc diện hộ nghèo nên trở ngại lớn nhất là nguồn vốn vay để đầu tư. Chỉ đến khi SRDP vào cuộc, dự án mới được triển khai thực hiện. Đến nay, đã có 62/209 triệu đồng do SRDP hỗ trợ được giải ngân. Đó là chưa kể chi phí tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hàng trăm người do SRDP đảm nhận” – anh Trần Trung Văn cho biết.

Mặt khác, việc hình thành tổ hợp sản xuất nấm nằm trong chiến lược mở rộng đầu tư đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nên huyện Nghi Xuân còn trích kinh phí từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới hỗ trợ thêm 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện, do thiếu kinh nghiệm nên các loại nấm không đạt hiệu quả như kỳ vọng, nhất là đối với nấm linh chi, nấm mỡ. Đặc biệt, nấm sò vốn được coi là chủ lực nhưng do ảnh hưởng của thời tiết nên bị hư hỏng khá nhiều. “Thiệt hại về kinh tế là một vấn đề nhưng lớn hơn là lỡ hẹn với khách hàng, nhất là những khách hàng mới thiết lập được mối quan hệ tiêu thụ sản phẩm” - anh Văn cho biết thêm.

Tổ trưởng Tổ Hợp tác nấm sạch Hoa Linh Trần Trung Văn bên những bịch nấm và ý tưởng phát triển nấm linh chi thành cây cảnh nghệ thuật

Tổ trưởng Tổ Hợp tác nấm sạch Hoa Linh Trần Trung Văn bên những bịch nấm và ý tưởng phát triển nấm linh chi thành cây cảnh nghệ thuật

Trong khó khăn, các thành viên đã xích lại gần nhau, tìm cách hạn chế những rủi ro có thể xảy ra; tìm hướng phát triển cho loài cây từng được mệnh danh “vua của các loài rau”. Bên cạnh việc bắt tay hợp tác với Trung tâm Sản xuất nấm Thạch Hà nhập giống sạch, tham gia tích cực các lớp tập huấn, tổ hợp còn cử người tham quan học hỏi các mô hình trồng nấm thành công trong và ngoài tỉnh; đồng thời, tiến hành khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng ở các chợ, đền, chùa, trường học trên địa bàn. Nhờ đó, chỉ sau thời gian ngắn, 5.000 bịch giống nhập về được chăm sóc đúng quy trình đã cho thu hoạch khoảng 50 kg/ngày. Từ thành công này, tổ hợp tác tiếp tục đầu tư nguồn vốn lên 300 triệu đồng để nhập 10.000 bịch giống, sản xuất trên 100 kg/ngày.

Mặc dù Trung tâm Sản xuất nấm Thạch Hà đảm nhận tiêu thụ sản phẩm nhưng nhờ tiếp thị và chất lượng tốt nên hơn 1 năm nay, 8 tấn nấm sản xuất ra đều được tiêu thụ tại chỗ hoặc ở những địa phương lân cận.

Sau hơn 1 năm triển khai, nghề trồng nấm đã thực sự “bén duyên” với mảnh đất này, thu nhập bình quân của tổ hợp tác đạt gần 40 triệu đồng/tháng (lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng). Không dừng lại ở đó, sau một thời gian xây dựng thương hiệu và tìm mối tiêu thụ, đến nay, sản phẩm nấm sò Hoa Linh đã vươn đến nhiều thị trường xa xôi. Dự kiến, quý II năm nay, cơ sở sẽ nâng tầm thành HTX Hoa Linh và cung cấp khoảng 20 tấn nấm sò trong năm 2016.

Những người “cầm trịch” ngoài duy trì trồng nấm mỡ, còn ấp ủ ý tưởng biến nấm linh chi thành cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Hơn thế nữa, sự thành công này có sức lan tỏa nhanh, chỉ 6 tháng sau ngày Tổ hợp tác Nấm sạch Hoa Linh được thành lập, Tổ hợp tác Trồng nấm Thanh Niên với 14 thành viên tham gia cũng đã xuất hiện. Với đà phát triển này, nhiều người tin rằng, trong tương lai gần, Xuân Liên sẽ trở thành trung tâm nấm của tỉnh.

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.