Vật chất hóa văn hóa tâm linh

(Baohatinh.vn) - Lễ hội là những di sản văn hóa phi vật thể quý báu, thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương và quốc gia, dân tộc. Người xưa đi lễ đền, chùa bằng lòng thành kính, bằng niềm tin chân chính; còn ngày nay, điều đó đã bị “lấn át” bởi tâm lý thực dụng, niềm tin cực đoan...

Biến tướng cầu tài lộc - sự “đứt gãy” của văn hóa lễ hội (Bài 3):

>> Chuyện buồn trong thắp hương, khấn giúp và rải tiền lẻ...

Nhà văn hóa Thái Kim Đỉnh cho rằng: “Thờ cúng để tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với thánh thần, với người đã khuất, cầu cho an khang, thịnh vượng là tâm lý bình thường của con người, rất đúng và nhân văn. Từ chỗ đó, người ta lại muốn cầu phúc, lộc. Điều đó cũng không có gì sai. Tuy nhiên, nếu như trước đây, biểu hiện tâm lý của con người rất hiền hòa, việc đi lễ, cầu khấn rất trang nghiêm, thành kính thì hiện nay, rất nhiều người sống thiếu kỷ cương, trật tự, việc cầu phúc, cầu lộc thái quá đã làm biến tướng lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất chính là tâm lý con người không ổn định, nhận thức kém về văn hóa tâm linh dẫn đến những “đứt gãy” về văn hóa ứng xử, biến nếp sống hiện nay trở thành nếp sống hủ lậu”.

Ban Quản lý đền Bà Hải cấp thẻ cho các thầy lễ, nhờ đó, việc hành lễ diễn ra tương đối trật tự.

Ban Quản lý đền Bà Hải cấp thẻ cho các thầy lễ, nhờ đó, việc hành lễ diễn ra tương đối trật tự.

Nhiều năm lại nay, cứ vào mùa lễ hội đầu xuân là trên các phương tiện truyền thông lại tràn ngập các hình ảnh cả biển người lao vào nhau, giẫm đạp, đả thương đến đổ máu. Những nơi thờ tự cần sự tôn nghiêm, thành kính lại hóa thành “chiến trường” của thói thực dụng, vô văn hóa. Nếu như trong nguyên bản các lễ hội dân gian, việc “cướp” vật phẩm chỉ là một thực hành văn hóa mang tính tượng trưng thì ngày nay đã bị biến tướng thành hoạt động tranh cướp gay gắt và người ta buộc phải làm quen với những hành vi cướp lộc, cướp ấn, cướp hoa tre, cướp phết, cướp tiền… một cách phản văn hóa.

Những hình ảnh tràn ngập trên các phương tiện truyền thông như cướp phết làng Hiền Quan (Phú Thọ) vào ngày 13 tháng Giêng hay hàng nghìn người trèo tường, leo lên lư hương cướp, thậm chí, giẫm lên cả bệ thờ để chạm tay vào bảo kiếm tại đền Trần (Nam Định) tối 14 tháng Giêng vừa qua… gây nhức nhối trong mùa lễ hội năm nay. Dù trước đó, ban tổ chức lễ hội đền Trần đã chuẩn bị các phương án an ninh chặt chẽ như huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự, dân quân tự vệ trên địa bàn tham gia công tác đảm bảo ANTT và ATGT nhưng vẫn không ngăn được biển người tham lam và thực dụng.

Tâm lý tranh cướp, chộp giật để cầu lợi cho mình của một bộ phận dân cư thời nay luôn chờ dịp để bùng phát đã thể hiện rõ ở các lễ hội. Không cần chuẩn bị tâm thế chay tịnh để hòa đồng với thế giới tâm linh, không cần hiểu bản chất của lễ hội, không cần biết, muốn có phúc lộc thì phải tự mình rèn luyện nhân cách và chăm chỉ lao động, người ta chỉ chăm chăm cầu thánh thần ban lộc.

Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh: “Bây giờ, người ta đến với đền, chùa, lễ hội… với tâm lý cầu lợi là chính. Bọn “buôn thần bán thánh” ở các di tích lại bịa ra nhiều chuyện để đánh vào tâm lý cầu lợi của con người thời hiện đại. Văn hóa tâm linh bị xuyên tạc, tạo ra nhiều chuyện để kiếm tiền. Nhà nước ta không quản lý được vấn đề này nên ban quan lý các di tích, ban tổ chức nhiều lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động phản văn hóa. Ví như khai ấn đền Trần là do ban tổ chức lễ hội đền Trần “sáng tạo” để bán lấy tiền. Chính là do ban tổ chức cầu lợi trước nên mới dẫn đến cảnh xô bồ, ẩu đả như chúng ta đã nhìn thấy. Cướp vật phẩm không còn là câu chuyện riêng của một lễ hội, một địa phương nào”.

Khi văn hóa tâm linh đang có xu hướng vật chất hóa thì đó là vấn nạn của toàn xã hội. Trong quan điểm dân gian xưa, lộc vẫn được hiểu là may mắn rơi vào ai người ấy hưởng. Nay, con người nghĩ rằng, tự bản thân mình hoàn toàn có thể định đoạt được lộc cho mình nên mới giành giật bằng mọi cách. Tâm lý a dua theo đám đông đã dẫn đến những hành vi làm biến tướng nét đẹp của các lễ hội. Người ta đã trần tục hóa những điều thiêng liêng, thực dụng hóa những tín ngưỡng. Thấy người khác có thì mình cũng phải có cho bằng được. Sự hạn chế hiểu biết tín ngưỡng lễ hội dẫn đến những hành vi vô văn hóa, nếu không muốn nói là báng bổ thánh, thần của một bộ phận không nhỏ công dân.

Người xưa đi lễ đền, chùa, đi hội ngày xuân bằng lòng thành kính, bằng tâm lý ngưỡng vọng thần linh, bằng niềm tin chân chính của bản thân, còn ngày nay, người ta đi lễ chủ yếu bằng tâm lý thực dụng, bằng niềm tin cực đoan. Muốn trả lại nét đẹp truyền thống cho các lễ hội thì phải xóa bỏ được tâm lý cầu lợi của ban tổ chức lẫn người tham gia lễ hội.

(Còn nữa)

Nhóm PV CT-XH

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...