Cẩm Xuyên hối hả ứng phó mưa lũ và xả tràn Kẻ Gỗ

(Baohatinh.vn) - Mưa lớn kết hợp với xả lũ khiến một số vùng hạ du các hồ Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, Sông Rác ở Cẩm Xuyên tiếp tục ngập lụt. Chính quyền và người dân nơi đây đã chủ động ứng phó với đợt mưa lũ mới này.

>> Kẻ Gỗ tăng lưu lượng xả lũ, dự báo ngập lụt thêm 20cm trở lên

cam xuyen hoi ha ung pho mua lu va xa tran ke go

Đường ngập sâu...

Ông Lê Ngọc Hà - Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN huyện Cẩm Xuyên cho biết, hiện tại, nước lũ đã gây ngập nặng tại các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Vịnh, Cẩm Thành, Cẩm Lĩnh, Cẩm Sơn, Cẩm Minh. Đến thời điểm hiện tại, có 442 hộ bị nước vào nhà, trong đó có khoảng 20 hộ đã bị ngập sâu trên 50 cm, chủ yếu ở vùng thấp lũ nhất huyện là Cẩm Duệ, Cẩm Thạch. Tại các xã vùng hạ du Kẻ Gỗ, hầu hết các đường thôn đều đã bị chia cắt, ngập sâu nên phải đi lại bằng thuyền.

Trước đó, trước diễn biến mưa lũ, BCH PCTT&TKCN huyện đã họp, ban hành công điện và trực tiếp điện thoại thông báo cho các xã về tình hình mưa lũ, tình hình xả lũ để thông tin đến người dân cũng như có các phương án phòng chống. Theo đó, các xã đã liên tục thông báo tình hình và kêu gọi người dân chủ động sơ tán tài sản, vật nuôi. Phương châm “4 tại chỗ” đã sẵn sàng. Hiện nay, người dân đã chủ động kê cao tài sản, sơ tán trâu bò lên vùng cao và chuẩn bị các điều kiện ứng phó khi có lũ lớn.

cam xuyen hoi ha ung pho mua lu va xa tran ke go

...người dân chỉ có thể đi lại bằng thuyền

Chị Nguyễn Thị Hồng Thắm, thôn phó thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ cho biết: Từ gần trưa nay, nước đã ngập tất cả đường thôn. Ngay từ chiều qua, nhân dân trong thôn đã sơ tán trâu bò lên thôn 5, thôn 6 để trú lũ. Có trên 130 con trâu bò đã được sơ tán về vùng an toàn. Tất cả các hộ trong thôn cũng đã chủ động kê gác tài sản lên cao.

Ông Trần Xuân Long, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ, cho hay: “Ngay từ chiều qua, chúng tôi đã thông tin, thông báo trên hệ thống phát thanh xã, thôn để người dân biết và đối phó. Hiện tại, toàn xã có 55 hộ ngập lụt, trong đó có khoảng 15 hộ ở thôn Phương Trứ và Châu Trinh ngập sâu từ 70 cm đến 1,2 m. Tài sản cơ bản đã được người dân kê cao và gác lên chạn nên không lo ngập ướt.

cam xuyen hoi ha ung pho mua lu va xa tran ke go

Lúa gạo đã được kê cao để tránh ngập lũ

"Về di dân, với dự báo tình hình mưa lũ như hiện nay, chúng tôi đang thực hiện phương án di dân tại chỗ. Có 10 hộ tại thôn Phương Trứ và Chu Trinh là đối tượng sơ tán tại chỗ, chúng tôi đã làm việc với các hộ có điều kiện, có nhà cửa cao để sơ tán những hộ này về khi có lũ lớn. Về gia súc, khoảng 250-300 con trâu bò đã được sơ tán lên vùng thôn 5, thôn 6 từ chiều 31/10 an toàn. Người dân đã cảnh giác và rất chủ động nên xã cũng an tâm. Tuy nhiên, nếu mưa lớn và hồ Kẻ Gỗ xả lũ mức 300-350m3/s, toàn xã sẽ ngập khoảng 1.200-1.500 hộ. Chúng tôi cũng đã tính đến kịch bản lúc lũ ngập sâu…”.

Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch Nguyễn Xuân Thủy, cho biết, đến nay, toàn xã có 168 hộ nước vào sân và mép nhà, trong đó có 23 hộ nước ngập sâu. Các thôn 3, 4, 5, 6 đã chia cắt hoàn toàn về giao thông. Đường vào UBND xã có đoạn đã ngập, xe ô tô không thể vào được. Do mới chịu trận lũ giữa tháng 10 nên khi được thông báo sẽ xả hồ Kẻ Gỗ, người dân đã chủ động kê cao các loại tài sản. Những gia đình vùng thấp, nguy cơ lũ, nhà có ông già bà lão, đã có phương án sơ tán lên các hộ cao hơn trong vùng. Khoảng 400 con trâu bò của các xóm thấp lũ đã được di chuyển về vùng cao ở thôn Bộc Nguyên. Nếu nước lũ tiếp tục lên cao như lần trước, chúng tôi sẽ di dân lên thôn 1, thôn 2 và nhà trường để đảm bảo an toàn cho người dân.

Dự báo mưa lũ vẫn đang tiếp diễn trong 3 ngày tới, mực nước hồ Kẻ Gỗ đang ở mức cao buộc phải xả lũ lưu lượng lớn nên người dân vùng hạ du đã chủ động hết sức trong công tác đối phó. Với tình hình thời tiết như dự báo, rất có thể Cẩm Xuyên lại tiếp tục lũ chồng lũ.

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.