10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018

Bộ Y tế vừa quy định danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng phải sử dụng vaccine bắt buộc, từ ngày 1/1/2018.

10 benh truyen nhiem bat buoc phai tiem chung tu nam 2018

Từ năm 2018, trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi phải tiêm bắt buộc vaccine 10 bệnh truyền nhiễm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Cụ thể, các bệnh truyền nhiễm và vaccine thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), áp dụng cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, gồm 10 bệnh: viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B và Rubella.

Tất cả các trẻ tiêm 10 vaccine này đều được miễn phí do ngân sách nhà nước chi trả. Trong số 10 vaccine trên, có 2 vaccine được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là tiêm vaccine viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vaccine lao - tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.

So với quy định cũ, danh mục các vaccine này đã giảm 13 loại (gồm viêm gan virus A, viêm gan virus B, lao, quai bị, thương hàn, sốt vàng, thủy đậu, Rota virus, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não do vi khuẩn Hib…) không còn trong danh mục tiêm bắt buộc.

Việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vaccine thuộc danh mục quy định bắt buộc sẽ do Sở Y tế các địa phương xem xét, quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vaccine.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, danh mục các bệnh và vaccine, sinh phẩm bắt buộc đối với trẻ em và người có nguy cơ mắc bệnh đã được điều chỉnh phù hợp với mô hình bệnh tật, các yếu tố gây dịch ở nước ta. Trong đó, các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng là những bệnh thuộc diện bắt buộc phải tiêm để duy trì miễn dịch cộng đồng.

Theo VGP News

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.