Dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn: Những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Bên cạnh ho và sổ mũi, những người này thường xuyên bị viêm xoang, nấm và nhiễm trùng tai.
Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi phải chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Các hạch này nằm ở hai bên cổ, nách và bẹn.
Lâu lành bệnh hơn: Những người có hệ miễn dịch yếu thường lâu lành bệnh hơn. Điều này không chỉ đúng đối với các cơn cảm lạnh, cảm cúm mà còn cả đối với những vết thương hở.
Thiếu máu: Một số người có hệ miễn dịch yếu mắc bệnh thiếu máu tan hồng cầu tự miễn. Thiếu máu và các hệ quả khác của chứng suy giảm miễn dịch có thể gây mệt mỏi và suy nhược kéo dài.
Các vấn đề tiêu hóa: Hệ miễn dịch yếu có thể gây viêm ruột và các triệu chứng như tiêu chảy thường xuyên.
Căng thẳng quá độ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa stress và hệ miễn dịch yếu: stress có thể gây suy giảm miễn dịch, và hệ miễn dịch yếu cũng có thể gây stress.
Viêm trong cơ thể: Ở một số người có hệ miễn dịch yếu, các tế bào viêm tích tụ ở các khu vực như phổi, gan, thậm chí da. Các tế bào này có thể gây các chứng viêm nhiễm nguy hiểm ở các cơ quan thiết yếu.
Dị ứng: Dị ứng thường là phản ứng của hệ miễn dịch quá nhạy cảm nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mọi nguy cơ tiềm tàng, như phấn hoa hay lông chó mèo. Nhưng đáng ngạc nhiên là dị ứng cũng có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch yếu.
Đau khớp: Đau khớp và viêm khớp là những dấu hiệu thường thấy của một hệ miễn dịch yếu. Đáng mừng là đã có những phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.
Các chứng rối loạn gây suy giảm miễn dịch: Các chứng rối loạn gây suy giảm miễn dịch gồm có lupus ban đỏ, HIV/AIDS, tiểu đường loại 1, thấp khớp và ung thư.