10 mối nguy tiềm ẩn trong nhà

Các chất độc hóa học và các chất gây hại khác có thể ẩn giấu trong khắp căn nhà của bạn. Dưới đây là những cách giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình!

1. Bụi hóa học

Bụi ở những ví trí khó lau dọn ví dụ như tại các rìa hoặc trên đỉnh của các loại đồ nội thất có thể sẽ gây độc cho bạn, chứ không chỉ khiến bạn bị hắt hơi. Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Geogre Washington đã phân tích mẫu bụi trên khắp nước Mỹ và thấy rằng, có 45 loại hóa chất độc hại ẩn giấu trong bụi, 10 loại hóa chất trong số đó có mặt ở khoảng 90% số mẫu bụi thu được.

10 moi nguy tiem an trong nha

Một trong số những chất hóa học đó là TDCIPP, một chất chống cháy thường được tìm thấy trong các loại đồ nội thất và một vài loại đồ gia dụng khác, được cho là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Phthalate, thường được tìm thấy trong đồ chơi, cũng như phenols thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch, cũng có hàm lượng rất lớn trong các loại bụi. Bạn có thể hạn chế được các nguy cơ do bụi gây ra đối với sức khỏe bằng cách thường xuyên hút bụi (sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để có thể hút được bụi ở các vị trí khó tiếp cận như ở cạnh rìa, hoặc phía dưới gầm các đồ nội thất) và thường xuyên lau sạch các bề mặt trong nhà.

2. Bạn nghiện sử dụng chất xịt phòng

Nếu bạn rất thích việc sử dụng nước xịt phòng để khiến phòng mình có một hương thơm dịu mát, thì sở thích này của bạn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nến thơm, dầu thơm khuyếch tán, sáp thơm và nước xịt phòng có thể có chứa phthalate, chất hóa học có thể gây ảnh hưởng đến tuyến nội tiết bằng cách cản trở hoạt động của các loại hormone.

Phthalate có thể hoạt động như một hormone nhân tạo ở bên trong cơ thể. Khi các chất hóa học nhân tạo như vậy gây cản trở các quá trình tự nhiên của cơ thể, cũng là lúc các vấn đề sức khỏe sẽ xuất hiện.

Bạn có thể làm cho phòng mình tươi mát hơn bằng các cách an toàn, ví dụ như sử dụng các loại tinh dầu, cắm hoa tươi hoặc chỉ đơn giản là bằng việc mở cửa sổ ra.

10 moi nguy tiem an trong nha

3. Bếp của bạn có rất nhiều đồ nhựa

Các loại hộp đựng thực phẩm, bát đĩa nhựa có thể chứa một chất hóa học độc hại là BPA. BPA có thể thấm vào thực ăn khi đồ ăn được làm nóng ở trong những loại hộp đựng này hoặc khi đồ ăn thừa vẫn còn nóng và được cho vào hộp.

Đồ hộp làm từ nhựa poly carbonate (còn gọi là nhựa cứng hoặc chống vỡ) giống như chai nhựa đựng nước có thể tái sử dụng, cốc uống nước hoặc các chai đựng đồ uống cũng thường có chứa BPA, có thể gây ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể và có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư và tiểu đường.

Và đừng để những loại đồ hộp được gắn nhãn không chứa BPA (BPA – free) đánh lừa bạn. Bởi rất nhiều nhà sản xuất sẽ thay thế BPA bằng một chất hóa học khác trong cùng nhóm đó, và chất thay thế có thể cũng sẽ có hại cho sức khỏe tương đương như BPA. Do vậy, hãy tránh sử dụng đồ nhựa bất cứ khi nào có thể, và lựa chọn đồ đựng bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ.

4. Sử dụng quá nhiều thuốc tẩy

Các loại thuốc tẩy có thể sẽ khiến phòng tắm của bạn trông sạch sẽ hơn, nhưng thuốc tẩy có thể sẽ làm cho tình trạng nấm mốc trở nên tệ hơn. Thuốc tẩy có thể sẽ giúp bạn loại bỏ được tình trạng nấm mốc lúc đầu, nhưng thuốc tẩy cũng là một chất rất ăn vữa. Do vậy, theo thời gian, vữa trên tường tại vị trí được sử dụng thuốc tẩy sẽ bị mòn đi, và sẽ tạo ra nhiều lỗ hổng hơn cho nấm mốc ẩn giấu.

Hãy thử các loại dung dịch có chứa nước và hydrogen peroxide để tiêu diệt các bào tử nấm mốc. Cũng nên đảm rằng phòng tắm của bạn được thông gió tốt để làm giảm độ ẩm, ngăn ngừa nấm mốc. Và đừng quên dùng chổi lau sạch nước thừa bám trên tường sau khi tắm xong nhé!

10 moi nguy tiem an trong nha

5. Bạn có tấm thảm phủ kín sàn nhà

Thảm phủ kín sàn nhà có thể sẽ gây ra vấn đề lớn nếu bạn thường xuyên không để ý tới nó. Thảm có thể trở thành môi trường lý tưởng để trú ngụ của hàng tá những chất gây ô nhiễm. Bụi và lông súc vật có thể sẽ mắc vào và gây ra phản ứng dị ứng. Và nếu bạn không cởi giầy trước khi bước vào thảm, thì bạn có thể sẽ đem những chất gây ô nhiễm từ bên ngoài vào thảm, ví dụ như bụi bẩn, thuốc trừ sâu, kim loại nặng…Sau đó, trẻ nhỏ và các loại thú cưng của bạn sẽ bò trên sàn và sẽ mang tất cả những tác nhân gây ô nhiễm đó đi khắp nơi trong nhà. Do vậy, bạn nên thường xuyên hút bụi cũng như giặt thảm

6. Tất cả xoong chảo nhà bạn đều là loại chống dính

Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác minh, nhưng những gì các nhà nghiên cứu biết được hiện nay là các chất hóa học khiến cho thức ăn không bị dính vào (được sử dụng trong các loại xoong, chảo chống dính) cũng có thể được giải phóng ra một phần trong khi nấu và có thể gây hại, thậm chí là gây ra những triệu chứng giống như bị cúm. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn xoong chảo bằng thép không gỉ hoặc bằng gang.

10 moi nguy tiem an trong nha

7. Tủ lạnh của bạn chứa đầy thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp có thể sẽ giúp bạn có một bữa ăn tiện lợi và tiết kiệm hơn, nhưng bên cạnh đó, cũng có thể khiến bạn phải phơi nhiễm với nhều chất độc. Một số loại hộp được lót bằng một lớp có chứa BPA, có thể sẽ di chuyển vào thức ăn, đặc biệt là khi được làm nóng hoặc nếu đồ ăn có tính axit cao. Nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, hãy chọn những loại thực phẩm được đóng trong hộp giấy hoặc lọ thủy tinh.

8. Bạn đốt hương (nhang) để cảm thấy thư giãn hơn.

Đốt hương (nhang) có thể giải phóng ra một lượng lớn chất hóa học vào không khí, những chất này sau đó có thể sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, theo như Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA). Hương (nhang) cũng có chứa tồn dư của một số chất hóa học có thể sẽ gây kích ứng da.

9. Bạn không trồng cây trong nhà

Cây hoặc hoa cảnh không chỉ giúp căn nhà bạn sáng lên và gần gũi với thiên nhiên hơn, chúng còn có thể làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Nghiên cứu của NASA chỉ ra rằng, các loại cây xanh trồng trong nhà như cây thường xuân (English Ivy), cúc đồng tiền, cau lá tre và cây phú quý là những loại cây có khả năng hấp thu và loại bỏ các chất độc hại trong nhà rất hiệu quả. Đây cũng được coi là những loại cây tốt nhất nên được trồng trong nhà để làm giảm ô nhiễm không khí trong nhà (giảm lượng khí CO)

10 moi nguy tiem an trong nha

10. Bạn dùng các sản phẩm giặt xả có mùi thơm

Nếu bạn thường sử dụng các loại nước xả vải, nước làm mềm vải hoặc nước giặt có mùi thơm để giúp quần áo thơm lâu, thì có thể bạn sẽ tự đẩy mình vào nguy cơ phải tiếp xúc với các chất độc. Những sản phẩm có mùi thơm thường sẽ có chứa phthalate hoặc các chất hóa học có hại khác, và sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe theo thời gian. Hãy lựa chọn các loại sản phẩm chứa ít thành phần và không chứa các thành phần như hương liệu (fragrance), nước hoa (perfume hoặc parfum).

Theo SKĐS

Đọc thêm

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?