2016 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiều cơ quan khí tượng trên thế giới cảnh báo năm 2016 sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.

Theo Scientific American, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cục quản lý Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đánh giá tháng 4 vừa qua là tháng 4 nóng nhất trong lịch sử, đồng thời là tháng thứ 12 liên tiếp thiết lập kỷ lục về nền nhiệt độ tháng cao nhất, do cộng hưởng của biến đổi khí hậu với hiện tượng El Nino.

Nhiệt độ toàn cầu đang cao hơn so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1,5°C. Cụ thể, nhiệt độ trung bình tháng 4/2016 cao hơn 1,1°C so với nhiệt độ trung bình tháng 4 trong thế kỷ 20 (13,7°C) và cao hơn 0,3°C so với kỷ lục năm 2010.

2016 co the la nam nong nhat trong lich su

Nhiệt độ đất liền và đại dương từ tháng 1 - 4/2016. (Ảnh: NOAA).

Tổ chức phi lợi nhuận Climate Central, Mỹ, tái phân tích dữ liệu nhiệt độ trung bình các tháng đầu năm nay của NASA và NOAA, đồng thời so sánh chúng với mức trung bình giai đoạn năm 1881 - 1910. Kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 4 của năm 2016 cao hơn 1,45°C so với giai đoạn 1881 - 1910.

Năm 2015, tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu COP21 tổ chức ở Paris, Pháp, chính phủ các quốc gia cam kết giữ nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này, so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện nay khoảng 15°C.

"Nhiệt độ trung bình tháng đang vượt qua các ngưỡng kỷ lục về nhiệt độ trước đó, và điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn", Michael Mann, chuyên gia về khí hậu tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, nhận định.

Các quốc gia đang nỗ lực cắt giảm lượng phát thải carbon dioxide (CO2) và nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính khác để thực hiện mục tiêu trên. Theo NOAA, nồng độ khí CO2 trung bình hàng tháng trên toàn cầu đạt mức kỷ lục, vượt 400 phần triệu (ppm) vào tháng 3/2015. Tốc độ tăng nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn 2012 - 2014 là 2,25 ppm/năm.

2016 co the la nam nong nhat trong lich su

Nhiệt độ trung bình 4 tháng đầu năm 2016 và các năm 2010, 2014, 2015, so với mức trung bình giai đoạn 1881 - 1910. (Ảnh: Climate Central).

"Đây là cột mốc cho thấy việc con người đốt cháy nhiên liệu hóa thạch khiến nồng độ CO2 toàn cầu tăng lên 120ppm từ thời kỳ tiền công nghiệp", Earth Sky dẫn lời Pieter Tans, chuyên gia về khí nhà kính tại NOAA.

Hiện tượng El Nino đang có dấu hiệu suy yếu, khiến nhiệt độ trung bình tháng dần giảm xuống, nhưng mức nhiệt độ vẫn cao hơn đáng kể so với năm 2015.

Theo Gavin Schmidt, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Không gian Goddard, NASA, với mức nhiệt độ các tháng đầu năm 2016, có 99% khả năng nhiệt độ trung bình năm nay sẽ cao hơn năm ngoái và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.

Theo VnExpress

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.