Giữ ấm đầu và cổ
Đây là hai bộ phận dễ tiếp xúc với không khí lạnh và cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Đầu có khả năng tản nhiệt lớn. Nếu không giữ ấm, bé rất dễ bị cảm lạnh, thậm chí dẫn tới chứng đau đầu mãn tính và nhiều căn bệnh khác. Do đó, vào mùa đông, khi ra ngoài đường, mẹ cần đội mũ cho trẻ. Ngoài ra, phần tai cũng nên dược che kín để tránh giò lùa.
Phần cổ của trẻ cũng là nơi gió lạnh dễ xâm nhập do cổ có rất ít mỡ. Trẻ bị lạnh cổ rất dễ ho, viêm họng hoặc viêm phổi. Vì vậy khi ra đường, mẹ nên quàng khăn cho con để giữ ấm.
Giữ ấm mũi
Vào mùa đông, mũi thường bị đỏ ửng lên. Đây là một phản ứng tự nhiên khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh. Khi mũi không được giữ ấm, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh.
Do đó, khi ở ngoài trời rét, đặc biệt là lúc không khí ẩm ướt nhiều vi khuẩn, cha mẹ nên cho bé đeo khẩu trang hoặc bịt bằng khăn ấm để bảo vệ mũi bé.
Giữ ấm bụng
Phần bụng cực kỳ nhảy cảm với thời tiết lạnh. Nếu bụng bị lạnh, trẻ rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh. Khi mặc áo cho trẻ, cha mẹ nên chọn loại có thể chùm qua mồng vì trẻ thường chạy nhảy nô đùa và dễ bị hở phần bụng. Khi đi ngủ, phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra vì các bé rất dễ đạp chăn, lật tung áo trong lúc ngủ dẫn tới bị lạnh bụng.
Giữ ấm đôi bàn tay
Bàn tay của trẻ thường xuyên hoạt động nên việc đeo găng tay có thể sẽ khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, tay bé bị lạnh có thể làm ảnh hưởng đến các khớp tay.
Do đó, khi đi ra ngoài đường, mẹ cần đeo găng tay giữ ấm cho bé.
Giữ ấm bàn chân
Bàn chân có chứa nhiều mạch, huyệt và là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Chân bị lạnh có thể khiến trẻ bị ho, cảm lạnh.
Theo y học hiện đại, do chân có nhiều mạch máu lại nằm xa tim, lớp mỡ mỏng nên khả năng tự giữ ấm kém. Trong mùa đông, mẹ nên đi tất cho con. Hãy chọn những loại tất làm bằng bông, không cần quá dày để tạo cảm giác thoải mái nhưng đủ ấm áp và thoáng khí.