Ẩn tình sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ

Tại bảo tàng Louvre, không ít du khách tỏ ra khó chịu khi nhìn thấy tấm phù điêu khắc họa cảnh tượng người đàn ông già đang ngậm bầu ngực của cô gái trẻ.

Là một trong những kiệt tác được trưng bày tại bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), tấm phù điêu người đàn ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem. Không chỉ tại bảo tàng, bức tranh này còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, với các chất liệu khác nhau. Chúng đều có chung một tên gọi là Cimon and Pero (hay Roman Charity - Lòng từ thiện La Mã).

Bức tranh tái hiện lại câu chuyện về sự hiếu thảo của nàng Pero đối với người cha Cimon. Người đàn ông già vì mắc tội mà bị vào tù. Hình phạt là không được ăn (cấm thực) và bị giam cho đến chết. Người con gái hàng ngày vào thăm, chứng kiến cảnh cha chết dần chết mòn vô cùng đau lòng. Vì đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ, cô gái đã lén vạch bầu ngực căng đầy sữa của mình để cha bú. Nhờ đó, người đàn ông đã thoát khỏi cơn đói khát.

an tinh sau buc tranh ong gia ngam bau nguc co gai tre

Tác phẩm của Jean Goujon tại bảo tàng Louvre. Ảnh: Graytravelblog.

Hành động của cô gái cuối cùng không qua mắt được các giám ngục. Nhưng họ bị xúc động mạnh mẽ trước lòng hiếu thảo và tình nhân ái mà cô dành cho đấng sinh thành. Do đó, người đàn ông già đã được thả ra.

Tuy nhiên, câu chuyện trên chỉ là một dị bản của dân gian. Còn theo nhà sử học nổi tiếng Valerius Maximus (trong cuốn Memorable Doing and Saying of Ancient Romans, thời vua Tiberius trị vì), thời La Mã có một người đàn bà vì phạm tội mà bị giam trong ngục. Tại đây, bà bị hành hình bằng cách bóp cổ đến chết. Giám ngục vì thương hại nên không thực hành án ngay. Ông thậm chí còn cho phép người con gái vào thăm mẹ, nhưng tuyệt nhiên không được mang thức ăn theo vì nghĩ rằng, sớm muộn người đàn bà cũng chết vì đói khát.

an tinh sau buc tranh ong gia ngam bau nguc co gai tre

Cimon and Pero, tác phẩm sơn dầu của Jean-Baptiste Greuze (1725 - 1805). Ảnh: Alamy.

Cô con gái khi đó vào thăm đã vạch bầu ngực cho mẹ bú. Người cai ngục kể lại câu chuyện này cho cấp trên, và cuối cùng quan tòa quyết định tha tội cho người mẹ.

Không ít du khách đến từ các quốc gia trên thế giới đã để lại bình luận trên các diễn đàn rằng, họ cảm thấy bị sốc trước cách truyền đạt của Jean Goujon khi nhìn vào bức tranh này. Khi nhìn thoáng qua, có vị khách khó tính còn cho rằng, tại sao nước Pháp lại chấp nhận một bức tranh dung tục nằm ngang hàng với các kiệt tác khác, như Mona Lisa. Tuy nhiên khi biết được câu chuyện đằng sau đó, họ lại mang nhiều cảm xúc khác và sự khó chịu, ấn tượng khinh miệt ban đầu biến mất.

an tinh sau buc tranh ong gia ngam bau nguc co gai tre

Bảo tàng Louvre của Pháp là một trong những điểm hút khách du lịch. Ảnh: Livescience.

Không chỉ Jean Goujon, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở mọi thời đại đã lấy cảm hứng từ câu chuyện này và sáng tác các tác phẩm hội họa. Một trong những bức tranh nổi tiếng là của danh họa Rubens.

Một số tác phẩm nói về câu chuyện của Pero và Cimon

Theo Livescience, Lourve là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới và là nơi sở hữu một trong những bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng nhất trong lịch sử. Do đó, du khách khó có thể chiêm ngưỡng tất cả tác phẩm trong một lần tham quan.

Tráng lệ, phù hoa và ấn tượng mạnh mẽ là những cụm từ được du khách nhắc đến nhiều nhất khi ghé thăm nơi này. Bảo tàng nằm dọc theo bờ sông Seine, Paris.

Ban đầu, bảo tàng được xây dựng như một pháo đài vào năm 1190, và được trùng tu vào thế kỷ 16 như một cung điện để phục vụ hoàng gia. Những năm sau đó, nơi đây liên tục được mở rộng. Diện tích hiện tại là hơn 60.000 m2.

Năm 1793, vua Louis XIV chuyển toàn bộ nơi ở của hoàng gia tới Versailles, và Louvre trở thành bảo tàng nghệ thuật, trưng bày các bộ sưu tập, hiện vật của hoàng gia. Dưới triều đại của Napoleon, bảo tàng được đổi tên thành bảo tàng Napoleon. Tuy nhiên, sau sự thất bại tại Waterloo, bảo tàng trở lại như cái tên ban đầu.

Bộ sưu tập của Louvre bao gồm các đồ cổ Ai Cập, tác phẩm điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại, đồ trang sức, vương miện cùng nhiều hiện vật của quý tộc Pháp.

Giờ mở cửa: Bảo tàng mở cả tuần, trừ thứ ba, từ 9h sáng đến 18h. Vào thứ tư và sáu mở cửa tới 21h45. Bảo tàng cũng đóng cửa vào một số ngày lễ như năm mới, quốc tế lao động và Giáng sinh.

Bảo tàng mở cửa tự do cho người dưới 18 tuổi, những người khuyết tật và người đi kèm chăm sóc họ, những người đang nhận trợ cấp xã hội (phải xuất trình được giấy tờ chứng minh).

Du khách có thể mua vé online hoặc trực tiếp. Giá vé vào khoảng 15 euro.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.