Anh hùng trong chiến tranh, vươn nhanh trong đổi mới

(Baohatinh.vn) - Cơn mưa đầu mùa khiến bầu không khí trở nên mát mẻ sau những ngày “nắng đổ lửa” như tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi trong hành trình tìm về “địa chỉ đỏ” Cổ Đạm. Vùng đất ghi dấu sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) giờ đang từng ngày "thay da đổi thịt”.

anh hung trong chien tranh vuon nhanh trong doi moi

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng NTM ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân)

Ngày 12/5/1930 là mốc lịch sử đáng nhớ khi Chi bộ Đảng Vân Hải xã Cổ Đạm được thành lập với 5 đảng viên do đồng chí Phan Viết Chiểu làm Bí thư. Sự ra đời sớm của Chi bộ Đảng cộng sản tại xã Cổ Đạm là kết quả của tinh thần yêu nước và phong trào cách mạng mạnh mẽ trước đó. Từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân Cổ Đạm bước sang thời kỳ mới – thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cương lĩnh và đường lối đấu tranh đúng đắn nên đã liên tục giành thắng lợi. Hiện nay di tích Đình Hoa Vân Hải (thôn 10 xã Cổ Đạm) – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nghi Xuân đã được trùng tu, tôn tạo và trở thành di tích lịch sử cấp Quốc gia nhưng vẫn giữ được nét xưa như một minh chứng cho sự anh dũng kiên cường của đất và người Cổ Đạm nói riêng, Nghi Xuân nói chung năm xưa; đồng thời là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

Chính truyền thống ấy là nền tảng vững chắc để hôm nay Cổ Đạm phát huy trên trận tuyến mới – trận tuyến xây dựng quê hương theo con đường CNH – HĐH và xây dựng nông thôn mới. 86 năm trôi qua xã Cổ Đam bây giờ đã có nhiều đổi thay tích cực, bộ mặt nông thôn khoác lên mình một diện mạo mới, khởi sắc từng ngày, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. “Chìa khóa” tạo nên sự thay đổi ấy là do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế. Theo đó, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, thâm canh; lựa chọn các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng, mở rộng diện tích sản xuất. Bên cạnh khuyến khích phát triển kinh tế biển, xã Cổ Đạm tạo mọi điều kiện tối đa trong việc cho vay vốn để lao động trên địa bàn xuất khẩu nhằm thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn.

Hiện tại, xã Cổ Đạm có 550 lao động ở nước ngoài, hàng tháng gửi về nước số tiền trên 500.000 USD. Những con số “biết nói” sau minh chứng cho sự thay da đổi thịt ở nơi “khai sinh” chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nghi Xuân. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn chiếm 12,7%, đến năm 2015 chỉ còn 8%; thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn này cũng tăng từ 22 triệu đồng/năm lên trên 30 triệu đồng/năm. Năm 2015, trên địa bàn xã có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, 52 mô hình kinh tế có mức thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên (năm 2010 chưa có DN và mô hình kinh tế). Đáng phấn khởi hơn, năm 2013 xã Cổ Đạm chưa có nổi 1 km đường bê tông thôn xóm, nhưng đến nay đã có 22km đường bê tông “phủ sóng” trên địa bàn toàn xã. Từ nền móng đã được tạo dựng năm 2016, xã Cổ Đạm – một trong ba địa phương (Cổ Đạm, Xuân Hồng, Xuân Lĩnh) được lựa chọn về đích trong xây dựng nông thôn mới.

Nói về tiến độ xây dựng nông thôn mới, Bí thư đảng ủy xã Cổ Đạm Trần Sỹ Quang phấn khởi “khoe” “ở thời điểm hiện tại xã đã hoàn thành 2/3 số tiêu chí (20 tiêu chí tính cả tiêu chí khu dân cư mẫu). Những tiêu chí còn lại chỉ là vấn đề thời gian vì đã và đang được triển khai. Trong “cuộc đua” của 3 thành viên huyện Nghi Xuân đánh giá khả năng Cổ Đạm sẽ về đích trước thời gian”. Tuy nhiên đây chỉ là mục tiêu trước mắt. Về lâu dài mà cụ thể là đến hết năm 2020 xã Cổ Đạm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 15%; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách 12 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%...

Anh hùng trong thời chiến, đồng tâm hiệp lực trong thời bình, Đảng bộ và nhân dân Cổ Đạm đã và đang từng ngày chung tay góp sức làm nên sức sống mới, thay đổi diện mạo mới một vùng quê, xứng đáng với truyền thống quê hương chiếc nôi cách mạng – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nghi Xuân.

Đọc thêm

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Chứng kiến những hoàn cảnh nạn nhân TNGT tại Hà Tĩnh mới hiểu hết những nỗi xót xa. Trong số các nạn nhân, nhiều hoàn cảnh vì TNGT mà gia đình khánh kiệt, rơi vào khó khăn, túng quẫn.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.