Anh triển khai các đơn vị xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lưu động

Anh đã bắt đầu triển khai các đơn vị xét nghiệm lưu động trên khắp cả nước trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm/ngày đối với virus SARS-CoV-2.

Anh triển khai các đơn vị xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lưu động

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm xét nghiệm lưu động ở Leeds, Anh, ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tuyên bố ngày 26/4, Bộ Y tế Anh cho biết hiện đã có 8 đơn vị xét nghiệm được quân đội hỗ trợ bắt đầu tỏa đi các địa phương thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Đối tượng ưu tiên xét nghiệm là những người làm việc tại các nhà dưỡng lão, trong ngành cảnh sát và trại giam. Các mẫu xét nghiệm sẽ được xe chuyên dụng thu thập và sau đó chuyển về các trung tâm xét nghiệm.

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đặt mục tiêu đến ngày 30/4, Anh tiến hành 100.000 xét nghiệm/ngày. Tuy nhiên, đến ngày 24/4, nước này mới chỉ đạt 28.760 xét nghiệm/ngày. Dự kiến, trong tháng 5 tới, Anh sẽ triển khai thêm 96 đơn vụ xét nghiệm lưu động trên cả nước.

Nhiều ý kiến lo ngại sự chậm trễ trong việc tiến hành xét nghiệm có thể kéo dài thời gian Anh thoát khỏi tình trạng phong tỏa và làm chậm sự hồi phục của kinh tế Anh - nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp của tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Riêng tại Bắc Ireland, các đơn vị xét nghiệm lưu động sẽ do các nhà thầu hỗ trợ thực hiện, mà không phải quân đội.

Tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng xấu đi tại Anh. Tính đến ngày 25/4, số ca tử vong do COVID-19 tại nước này là hơn 20.000 người - điều mà Bộ Nội vụ Anh đánh giá là “thảm kịch”. Anh hiện là quốc gia ghi nhận số ca tử vong và số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao thứ năm thế giới với con số lần lượt là 20.319 ca và 148.377 ca, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Theo các nhà khoa học, số ca tử vong tại Anh sẽ bắt đầu giảm mạnh trong vài tuần tới. Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel khuyến cáo người dân nước này nên ở trong nhà trước tình hình dịch bệnh hiện nay.

Tại Pháp, Hội đồng khoa học nước này đã kiến nghị chính phủ đưa ra quy định bắt buộc học sinh trong độ tuổi từ 11-18 đeo khẩu trang khi tới trường nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Đối với trẻ em từ 4 đến 11 tuổi, Hội đồng cho rằng quy định này khó có thể thực hiện được. Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer cho biết Chính phủ Pháp sẽ xem xét kiến nghị này trước khi xem xét về việc mở cửa lại các trường học từ ngày 11/5 sau khi triển khai các biện pháp hạn chế từ giữa tháng 3 để phòng, chống dịch COVID-19.

Trong 3 ngày từ 23-25/4, số ca nhiễm mới tại Pháp liên tục giảm ở các con số lần lượt là 516 ca, 389 ca và 369 ca. Tính đến thời điểm hiện tại, Pháp ghi nhận tổng cộng 22.614 ca tử vong và 161.488 ca mắc COVID-19.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.