ASRAAM - Tên lửa sát thủ không đối không tầm ngắn

Tên lửa tầm nhiệt ASRAAM có độ linh hoạt cao, tăng tốc nhanh, đối phó tốt với các giải pháp phòng thủ điện tử, là vũ khí lợi hại trong không chiến.

Tên lửa Không đối không Tầm ngắn Hiện đại (ASRAAM), còn được biết đến với cái tên AIM-132, là một tên lửa tầm nhiệt có tính linh hoạt cao do công ty MBDA của Anh sản xuất.

ASRAAM - Tên lửa sát thủ không đối không tầm ngắn ảnh 1

Tên lửa không đối không ASRAAM.

Tên lửa được phát triển để thay thế cho tên lửa AIM-9 Sidewinder đời cũ.

ASRAAM được đưa vào phục vụ vào năm 1998 và được triển khai trong ít nhất một cuộc xung đột.

Ban đầu ASRAAM là một dự án chung của Đức, Mỹ, Na Uy, Canada, và Anh. Tuy nhiên, vào cuối Chiến tranh Lạnh, các nước như Mỹ, Na Uy và Canada không còn hứng thú với dự án này, còn Đức thì quyết định phát triển một tên lửa tầm ngắn hơn và có độ linh hoạt cao hơn nữa.

Tên lửa ASRAAM sử dụng hệ thống dẫn đường thụ động hồng ngoại, hay được gọi là tầm nhiệt.

Với công nghệ này, ASRAAM theo dõi mục tiêu bằng cách bám sát các bức xạ hồng ngoại của nó. Gọi là tầm nhiệt vì hồng ngoại chủ yếu bức xạ bằng nhiệt.

Tuy nhiên, khác với nhiều loại tên lửa hiện nay, tên lửa ASRAAM có thể “nhìn thấy” mục tiêu, phân biệt được mục tiêu thật và mục tiêu giả đánh lạc hướng. Ngoài ra, ASRAAM cũng chống trả hiệu quả các biện pháp điện tử phản tên lửa.

Đầu đạn uy lực 10kg của ASRAAM có thể kích nổ bằng ngòi nổ hoặc bằng va chạm với mục tiêu. Tên lửa này mạnh hơn cả quả tên lửa AIM-9 Sidewinder nổi tiếng.

Với motor rocket đường kính 15,24cm và thiết kế giảm lực cản, tên lửa ASRAAM có thể đạt tới tốc độ trên Mach 3 (3.703km/h). Nhờ tốc độ khủng như vậy, tên lửa có thể nhanh chóng đánh trúng nhiều máy bay đối phương.

Tên lửa ASRAAM có thể trang bị cho bất cứ máy bay nào sử dụng tên lửa AIM-9.

Tên lửa này có tính năng khóa mục tiêu sau khi phóng. Mục tiêu có thể không biết mình đang bị đặt trong tầm ngắm cho đến khi tên lửa đã được phóng lên không trung, khiến mục tiêu ít có thời gian để đối phó.

Các tên lửa không đối không thế hệ mới như là AIM-9X Sidewinder hay IRIS-T thường được thiết kế theo hướng trở thành vũ khí tầm ngắn siêu linh hoạt. Trong khi đó ASRAAM vẫn có mức độ linh hoạt cao nhưng có thêm cả loại tầm xa hơn một chút (50km so với 35km của Sidewwinder).

ASRAAM có khả năng rẽ khi chịu lực 60G và có thể tăng tốc nhanh. Các đặc điểm này giúp tên lửa có nhiều cơ hội hạ gục các máy bay tiêm kích có thể rẽ khi chịu lực khoảng 12G.

ASRAAM hiện đang phục vụ trong quân đội Anh, Australia, và Ấn Độ. Tên lửa có thể trang bị cho các máy bay Panavia Tornado ADV, SEPECAT Jaguar, F/A-18 Hornet, Eurofighter Typhoon, F-35 Lightning, và có thể cả AV-8B Harrier II./.

Theo VOV

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.