“Bà đỡ” của người dân vùng biển Cẩm Nhượng

(Baohatinh.vn) - Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch gửi tiền mà còn kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư SXKD, đánh bắt hải sản... của người dân vùng biển, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, từng bước đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn.

Sau khi nhận được tin con trai trúng tuyển xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường Nhật Bản, gia đình chị Lại Thị Lĩnh (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) chưa kịp mừng thì lại phải lo xoay xở số tiền 180 triệu đồng để đóng nộp. Giữa lúc đang loay hoay để làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng, chị Lĩnh được người trong thôn “mách nước” về Quỹ TDND xã Cẩm Nhượng. Chị Lĩnh nhanh chóng đăng ký làm thành viên của quỹ và chỉ sau một thời gian ngắn, chị được vay vốn. Chị Lĩnh chia sẻ: “Mọi thủ tục nhanh chóng, lãi suất cũng không cao hơn ngân hàng. Nhờ Quỹ TDND xã mà gia đình chúng tôi kịp thời xoay đủ tiền cho cháu làm thủ tục để đi sớm”.

ba do cua nguoi dan vung bien cam nhuong

Cán bộ Quỹ TDND xã Cẩm Nhượng giải ngân nguồn vốn vay giúp người dân đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.

Không chỉ cho vay XKLĐ, một trong những lĩnh vực trọng tâm được Quỹ TDND Cẩm Nhượng ưu tiên đó là đầu tư đánh bắt hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Nguồn vốn được vay thuận tiện, nhiều gia đình thành viên là ngư dân đã mua sắm phương tiện, ngư cụ vươn khơi, qua đó, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ngư dân Nguyễn Văn Hiền (thôn Trung Hải) cho biết: “Trước đây, gia đình làm ăn nhỏ lẻ do không có nhiều vốn, hiệu quả đánh bắt cũng như chế biến thủy hải sản gặp không ít khó khăn. Nhờ Quỹ TDND Cẩm Nhượng cho vay vốn, đầu tư mua sắm ngư lưới cụ và nâng cấp tàu thuyền để vươn khơi nên hiện nay, công việc kinh doanh của gia đình tương đối ổn định”.

Chị Lĩnh, anh Hiền là 2 trong hàng nghìn người dân ở vùng biển Cửa Nhượng được Quỹ TDND đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn để đầu tư SXKD, đánh bắt hải sản, XKLĐ..., góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. Từ khi thành lập đến nay (năm 2013), quỹ đã tạo điều kiện cho vay hơn 1.700 lượt thành viên với tổng dư nợ khoảng 42 tỷ đồng, trong đó, thời điểm hiện tại khoảng 600 thành viên; không có nợ quá hạn, nợ đọng. Mọi thành viên đều chấp hành đầy đủ quy chế, điều lệ của quỹ.

Trong số 42 tỷ đồng dư nợ, nợ vay XKLĐ chiếm gần 50%, vay đầu tư nghề biển (mua ngư lưới cụ, đóng mới tàu thuyền...) và nuôi trồng, chế biến thủy hải sản chiếm khoảng 30%, còn lại là vay tiêu dùng và xây dựng nhà ở, buôn bán. Chị Nguyễn Thị Thu - Phó Giám đốc Quỹ TDND xã Cẩm Nhượng cho biết: “Lúc mới thành lập, quỹ có vốn điều lệ 500 triệu đồng với 220 thành viên, nhưng hiện nay, đã tăng lên 2,2 tỷ đồng với 1.163 thành viên. Tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm và năm 2016 đạt hơn 43 tỷ đồng. Nhiệm vụ của quỹ là tạo ra nguồn vốn cho nhân dân vay để đầu tư SXKD, nhất là các hộ đầu tư đánh bắt hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng”.

Qua nhiều năm hoạt động có hiệu quả, Quỹ TDND xã Cẩm Nhượng đã tạo được niềm tin với khách hàng, bảo đảm khả năng chi trả và cho các thành viên được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kịp thời, mức chi trả cổ tức năm sau cao hơn năm trước. Nhận thấy nhu cầu lớn về vay vốn phát triển sản xuất của người dân trong vùng, vừa qua, đại hội nhiệm kỳ 2017-2022, Quỹ TDND xã đã thông qua đề án hoạt động Quỹ TDND liên xã Cẩm Nhượng - Cẩm Lĩnh (gọi tắt là Quỹ TDND Nhượng Lĩnh).

Ông Nguyễn Tiến Tâm - Giám đốc quỹ nhấn mạnh: “Cẩm Nhượng và Cẩm Lĩnh có chung cửa lạch, đặc điểm KT-XH cũng tương đồng với nghề đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy sản là chủ đạo nên việc mở rộng hoạt động của quỹ liên xã sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phương nói riêng và vùng Nhượng Lĩnh nói chung. Qua đó sẽ tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đặc biệt là thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM”.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.