Bác Hồ và bài viết “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”

(Baohatinh.vn) - Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên, Báo Nhân dân số 3649 ngày 26/3/1964 có đăng bài viết của Bác Hồ “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng” với bút danh là Chiến Sỹ. Bài viết của Người đã nêu tấm gương sáng trong cuộc đấu tranh chống thực dân, giành độc lập của thanh niên Lý Tự Trọng và làm rõ lại một số điều thiếu chính xác mà sách báo viết về nhân vật lịch sử này.

Bài viết nêu quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lý Thụy) đối với Lý Tự Trọng và một thế hệ những chiến sỹ cách mạng nhỏ tuổi. Để truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công nhân, góp phần định hướng cho phong trào công nhân, Người chủ trương dựa vào thế hệ thanh niên. Đó là lực lượng trẻ, có lòng yêu nước, hăng hái tham gia cách mạng với lòng căm thù giặc, có trình độ và rất nhanh nhạy với cái mới nên cần phải tập trung hướng dẫn, truyền thụ, giác ngộ về giai cấp, về dân tộc.

Bác Hồ và bài viết “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”

Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng.

Từ đó, Nguyễn Ái Quốc bí mật sáng lập ra một tổ chức cách mạng kiểu mới với chương trình và điều lệ nghiêm minh, chặt chẽ. Đây là sự kiện quan trọng tạo dấu mốc cho quá trình hình thành, phát triển của tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản chủ nghĩa. Sau đó, đồng chí Hồ Tùng Mậu nhận nhiệm vụ trở lại Xiêm (Thái Lan) lựa chọn một số thiếu niên con em Việt kiều yêu nước đưa đến Quảng Châu để giới thiệu các em vào Trường Tiểu học (thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn) đào tạo để chuẩn bị cho việc xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam. Cụ thể là năm 1925, “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội” được thành lập ở Quảng Châu với mục đích chuẩn bị điều kiện để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản.

Hội đã quyết định bồi dưỡng một nhóm trẻ em là con Việt kiều ở Xiêm đưa đến Quảng Châu làm hạt nhân cho phong trào nhi đồng cách mạng sau này. 8 thiếu niên Việt Nam được đồng chí Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) trực tiếp dạy dỗ gồm có: Lý Tự Trọng (Lê Văn Trọng), Lý Văn Minh (Đinh Chương Long), Lý Thúc Chất (Vương Thúc Toại), Lý Anh Tạo (Hoàng Tạo), Lý Nam Thanh (Nguyễn Sinh Thản), Lý Chính Thông (Hồng Sơn), Lý Phương Thuận (Nguyễn Thị Tích), Lý Phương Đức (Nguyễn Thị Đức).

Bác Hồ và bài viết “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn đại biểu dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm đồng chí Lý Tự Trọng (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà), bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh cao cả của người ĐVTN ưu tú Lý Tự Trọng cho sự nghiệp cách mạng trong dịp kỷ niệm 90 năm ngày hy sinh của đồng chí Lý Tự Trọng.

Tác giả nhấn mạnh rằng, trong số những thiếu niên trẻ tuổi yêu nước được chọn đào tạo đó thì “Em Trọng thông minh, vui tính, siêng học, siêng làm; vóc người thấp nhỏ nhưng cứng cáp, cho nên anh em quen gọi là “Trọng Con”(1).

Lý Tự Trọng là cậu bé nhỏ tuổi nhưng rất lanh lợi, thành thạo cả tiếng Xiêm (Thái Lan), tiếng Anh và tiếng Trung Quốc nên được đồng chí Lý Thụy quan tâm. Người sớm phát hiện tư chất đặc biệt của người học trò nhỏ này, ngoài trí tuệ thông minh, còn có tinh thần cầu thị, tự giác rất cao, ý thức kỷ luật tốt.

Để giới thiệu các em vào trường tiểu học (thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn), đồng chí Lý Thụy nhận các em là họ hàng thân thích. Vì vậy, em Trọng cũng như các em khác đều đổi thành họ Lý. Để nuôi các em ăn học, một phần do đồng chí Lý Thụy phụ trách, một phần do các đồng chí Trung Quốc giúp đỡ (các em không phải đi bán báo để lấy tiền nuôi mình, như một số tài liệu đã nêu) (2).

Trong bài viết của mình, Người đã nêu sự kiện chàng thanh niên trẻ Lý Tự Trọng bị thực dân bắt mà vẫn bất khuất, trung kiên trước những ngón đòn tra tấn tàn độc của kẻ thù.

Bác Hồ và bài viết “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”

Đoàn xã Việt Tiến (Thạch Hà) tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng.

Người cũng đã kể lại câu chuyện theo lời của nhà báo Andro Viollis rằng: “Khi dẫn bà đến thăm đồng chí Trọng ở xà lim, những người bị án tử hình, một người Pháp gác ngục ngậm ngùi nói với bà rằng, y không khỏi kính trọng dân tộc Việt Nam vì đã có những người con oanh liệt như Trọng.

Sau gần 10 tháng bị giam cầm, tra tấn vô cùng đau khổ, ngày 21/11/1931, Lý Tự Trọng, người thanh niên anh hùng 17 tuổi bị lũ thực dân Pháp đưa lên máy chém!... Đồng chí Lý Tự Trọng đã nêu gương chân chính cách mạng cho chúng ta noi theo. Ngày nay, được Đảng giáo dục, có Đoàn dìu dắt, thanh niên chúng ta phải xung phong, gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong lao động; phải thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”... Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng những công lao đóng góp của người thanh niên Lý Tự Trọng đối với cách mạng nước nhà luôn là tấm gương cho những thế hệ mai sau học tập, noi gương"(3).

Bác Hồ và bài viết “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”

Tuổi trẻ Hà Tĩnh thắp nến tri ân tưởng niệm 90 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ (AHLS) Lý Tự Trọng (21/11/1931 - 21/11/2021).

Với cách nhìn của người trực tiếp tham gia quá trình đào tạo, huấn luyện Lý Tự Trọng, bài viết của Bác đã đưa ra những minh chứng chính xác, chân thực, đầy đủ về cuộc đời hoạt động cách mạng cùng tấm gương hy sinh của người thanh niên anh hùng. Qua đó, cung cấp tư liệu chính xác về nhân vật lịch sử để công chúng có góc nhìn khách quan, toàn vẹn về anh.

Nhân dịp kỷ niệm 108 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng, đọc lại bài viết của Bác Hồ giúp các thế hệ hôm nay ôn lại những công lao to lớn của người thanh niên anh hùng trên quê hương Hà Tĩnh cũng như các thế hệ đi trước, từ đó tiếp tục nỗ lực học tập, lao động và cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển.

--------------

1, 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2010, tr. 110, 113, 115.

(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.14, tr.268-270.

Bác Hồ và bài viết “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc hoàn thiện dự án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc hoàn thiện dự án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị, bài học kinh nghiệm của đại thắng mùa xuân 1975 sẽ tiếp tục được phát huy, tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường và Nhà vua Philippe cùng tham quan Hoàng thành Thăng Long, nghe giới thiệu về lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.