Bạo loạn đẫm máu trong tù ở Brazil làm 33 tù nhân thiệt mạng

Ít nhất 33 tù nhân đã thiệt mạng trong một vụ bạo loạn đẫm máu mới xảy ra tại một nhà tù ở bang Roraima của Brazil ngày 6/1.

bao loan dam mau trong tu o brazil lam 33 tu nhan thiet mang

Thân nhân các tù nhân chờ đợi thông tin bên ngoài nhà tù Anisio Jobim ngày 2/1. (Nguồn: THX/TTXVN)

Vụ việc xảy ra chỉ 5 ngày sau một vụ bạo loạn tương tự tại bang Amazonas làm 56 tù nhân thiệt mạng.

Người đứng đầu lực lượng an ninh của bang Roraima, Uziel de Castro cho rằng vụ bạo loạn ngày 6/1 do First Capital Command (PCC), nhóm buôn ma túy khét tiếng nhất Brazil hoạt động tập trung ở Sao Paulo, gây ra.

Được biết, phần lớn trong số 56 tù nhân mất mạng trong vụ bạo loạn ngày 1/1 tại nhà tù bang Amazonas là thành viên của PCC đã bị North Family, nhóm chuyên buôn ma túy từ Colombia và Peru, giết chết nhằm giành quyền kiểm soát nhà tù.

Hồi tháng 10/2016, cũng tại nhà tù ở bang Roraima nói trên, 25 tù nhân đã chết trong cuộc ẩu đả giữa hai băng đảng.

Việc các tù nhân thuộc các băng nhóm tội phạm gây bạo loạn và thanh toán lẫn nhau tại các nhà tù ở Brazil diễn ra rất phổ biến.

Năm 1992, trong một vụ bạo loạn đẫm máu xảy ra tại nhà tù Carandiru ở Sao Paulo, 111 tù nhân đã thiệt mạng.

Ngoài ra, các nhà tù ở Brazil bị chỉ trích vì tình trạng quá tải, khiến tình hình dễ mất kiểm soát.

Riêng tại Amazonas, số tù nhân lên tới 8.800 người, nhiều gấp 2,59 lần so với sức chứa của các nhà tù.

Brazil có số tù nhân nhiều thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nga. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Brazil năm 2014, phần lớn trong tổng số 622.000 tù nhân Brazil là thanh niên da đen.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.