“Bạo lực hẹn hò” - khái niệm mới, câu chuyện cũ

(Baohatinh.vn) - Hầu hết chúng ta vẫn quen với khái niệm “bạo lực gia đình” mà ít nghe đến khái niệm “bạo lực hẹn hò”, nhưng trên thực tế, tình trạng bạn trẻ chịu những hình thức bạo lực trong giai đoạn hẹn hò đang rất đáng báo động.

Khái niệm “bạo lực hẹn hò” ở Việt Nam được nghiên cứu bởi nhóm Y.Change (một nhóm bạn trẻ hoạt động về giới tại Hà Nội). Theo đó, nhóm đã đưa ra những con số khá bất ngờ thông qua các khảo sát thực tế với 569 bạn nữ ở lứa tuổi từ 18-30. Kết quả, gần 59% người được hỏi cho biết đã từng chịu bạo hành về mặt tinh thần, 23% từng bị quấy rối và bạo hành qua mạng, 24% từng là nạn nhân của quấy rối và đeo bám sau khi chia tay. Hậu quả là 21% trong số người được hỏi từng bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần, thậm chí, hơn 6% trong số đó đã từng muốn tự tử.

bao luc hen ho khai niem moi cau chuyen cu

Ảnh minh họa từ internet

Những hình thức biểu hiện của “bạo lực hẹn hò” hiện nay được chia làm 6 nhóm: bạo lực thể xác, bạo lực kinh tế, bạo lực tinh thần, bạo lực qua công nghệ thông tin, bạo lực tình dục, đeo bám sau khi chia tay. Riêng đối với hình thức bạo lực thể xác, nghiên cứu ghi nhận kết quả là: những hành vi gây thương tích nặng như bóp cổ, đấm đá, dùng vũ khí… thì nam giới là đối tượng chính gây nên; nhưng hành vi bạo lực nhẹ như tát, cào cấu, cắn, ném đồ đạc… thì tỉ lệ nữ giới gây ra lại cao gấp 2 lần.

Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết các bạn trẻ đều sử dụng công nghệ thông tin và coi đó như một phần không thể thiếu để duy trì các mối quan hệ trong công việc, gia đình, bạn bè… Những vật dụng như máy tính, điện thoại; các tài khoản email, facebook, zalo… đều chứa đựng thông tin cá nhân và khi tình trạng “bạo lực hẹn hò” diễn ra giữa các cặp đôi, đối phương thường có xu hướng kiểm soát những thông tin đó. Tình trạng này hiện nay đang diễn ra rất phổ biến và là nguyên nhân gây nên sự ghen tuông, cãi vã và chia tay của nhiều cặp đôi.

Bạn Thu Ngọc (Kỳ Thượng – Kỳ Anh) chia sẻ: “Em và bạn trai chia tay vì anh ấy luôn muốn kiểm soát tin nhắn, cuộc gọi điện thoại và mọi hoạt động trên facebook của em. Rồi anh ấy ghen tuông với những người bạn là nam giới dù em và họ chỉ là quan hệ bạn bè bình thường. Điều đó làm em rất mệt mỏi!”.

Với hình thức bạo lực về kinh tế, dù không biểu hiện rõ ràng như khi đã kết hôn là kiểm soát phần lớn thu nhập, ở giai đoạn hẹn hò, nó biểu hiện nhiều nhất ở việc can thiệp vào những khoản chi tiêu của đối phương. Một bạn nam xin giấu tên tâm sự: “Bạn gái em thường xuyên cằn nhằn việc em mời bạn bè ăn nhậu hoặc cà phê. Ngay cả việc em mua vật dụng cá nhân cũng bị cô ấy can thiệp. Có lần cô ấy đã làm em chỉ muốn “chui xuống đất” khi hét ầm lên giữa quán đông người: “Hôm qua còn mấy trăm nghìn trong ví, sao giờ không còn đồng nào? Anh tiêu gì mà tiêu lắm thế!”. Có thể do bản tính cố hữu mà với hình thức bạo lực này, phụ nữ vẫn luôn chiếm “ưu thế” so với nam giới?

Mặc dù e ngại không muốn chia sẻ về bạo lực tình dục, nhưng trên thực tế, nhiều bạn nữ trong giai đoạn hẹn hò cũng phải chịu những biểu hiện của hình thức này. Từ việc bị quay phim, chụp ảnh trộm cho đến việc bị cưỡng hôn, ép quan hệ tình dục… đều gây ra những tác động tâm lý tiêu cực cho nạn nhân. Hậu quả là mối quan hệ chịu những áp lực này thường không đi đến kết quả tốt đẹp.

Hẹn hò là một giai đoạn quan trọng đối với các bạn trẻ. Đây là thời điểm nam nữ làm quen, tìm hiểu, chia sẻ để hiểu về bản thân, cuộc sống, gia đình của đối phương. Từ đó, có những quyết định, lưa chọn đúng đắn, phù hợp để tiến tới hôn nhân. Có thể nói, hẹn hò là bước đệm để có một cuộc hôn nhân bền vững. Chính vì vậy, các bạn trẻ cần chuẩn bị thật kỹ tâm lý, trang bị những kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống bất hòa, giải quyết khúc mắc trong tình yêu.

Với nhiều nỗ lực, xã hội đang lên tiếng và chống bạo lực gia đình một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng có lẽ, chúng ta vẫn chưa nhận thức đầy đủ việc hạn chế bạo lực gia đình cần phải ngăn chặn, chấm dứt mầm mống của nó là bạo lực ngay từ giai đoạn hẹn hò.

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Chứng kiến những hoàn cảnh nạn nhân TNGT tại Hà Tĩnh mới hiểu hết những nỗi xót xa. Trong số các nạn nhân, nhiều hoàn cảnh vì TNGT mà gia đình khánh kiệt, rơi vào khó khăn, túng quẫn.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.