Bạo lực và bất bình đẳng: “Thủ phạm” phá hoại hạnh phúc gia đình!

(Baohatinh.vn) - Bạo lực và bất bình đẳng là hai tác nhân chính “gây hại” hạnh phúc gia đình thể hiện qua 3 phần thi (chào hỏi, kiến thức, năng khiếu) của các đội tham dự hội thi CLB gia đình hạnh phúc tỉnh Hà Tĩnh lần thứ nhất vừa được tổ chức thành công. Hạnh phúc, dĩ nhiên, không đồng nhất với loại trừ bạo lực và bất bình đẳng mà còn cần nhiều hơn thế, song phản ánh 2 thực trạng này, chứng tỏ đó đang là mối nguy trong xã hội.

bao luc va bat binh dang thu pham pha hoai hanh phuc gia dinh

Bạo lực gia đình vẫn đang là nỗi nhức nhối trong xã hội.

Hội thi CLB gia đình hạnh phúc thu hút 12 đội thuộc 12 huyện, thành phố, thị xã tham gia, ngoại trừ huyện Cẩm Xuyên. Trước đó, Vũ Quang - huyện duy nhất đã tổ chức hội thi cấp huyện. Với các phần tranh tài, hội thi đã thực sự đem đến không khí vui tươi, với nhiều chi tiết nghệ thuật thú vị, đồng thời gửi gắm nhiều thông điệp hạnh phúc.

Rõ ràng, hạnh phúc là đường đi và đích đến của tất cả. Song, không phải ai cũng cảm nhận được hạnh phúc, thậm chí, với nhiều người chỉ khi hạnh phúc mất đi thì họ mới nhận ra và ăn năn kiếm tìm. Nhiều thông điệp trong cuộc thi lần này đã “gióng” lên hồi chuông như vậy.

Kịch bản “Đi tìm hạnh phúc” của huyện Đức Thọ dẫu không hấp dẫn người xem bởi cách bố trí sân khấu, tổ chức chi tiết nghệ thuật, song đã nói lên nỗi niềm của các ông bố tự cho mình là không may mắn. Nhân vật chính trong tiểu phẩm là người chồng chán cảnh “3G” (một vợ và 2 con là gái) nên thường sa vào rượu chè, chửi bới vợ con và bắt ép … vợ đẻ. Mong muốn để có con trai không thành, anh ta tuyên bố “đi tìm hạnh phúc” - tìm đến người đàn bà khác. Dĩ nhiên, cái kết của tiểu phẩm bao giờ cũng có hậu. Người chồng đã trở về trong nỗi khổ tâm ân hận và đã nhận ra hạnh phúc mà mình cần trân trọng, gìn giữ.

Trong các tiểu phẩm “trình làng” hôm ấy, bạo lực mà người chồng gây cho người vợ hầu như xuất hiện ở tất cả, bao gồm cả 2 tiểu phẩm vừa nói trên, song đậm đặc nhất là tiểu phẩm “Ly rượu ngày xuân” của huyện Hương Sơn do Nguyễn Khoa sáng tác. Tiểu phẩm chủ yếu là phần lời kịch với giọng miền núi đậm đà, mang theo những câu đối thoại thể hiện tâm lý của đàn ông thời bất chấp “hiện với chả đại”, say mê thuốc lào, rượu trắng và triết lý kiểu… ao làng.

Những trận cười tán thưởng đã được khán giả tặng cho các diễn viên không chuyên đến từ miền núi, nhưng đọng lại sau đó là những ngậm ngùi xót xa. Anh đánh vợ đến mức phải đi bệnh viện, rồi còn bảo: “may là hôm đó ban đêm chứ ban ngày thì…”, “vợ tui tui đánh chớ có đánh vợ ai mô mà sợ”… Ở tiểu phẩm này, người dàn dựng cũng đã tinh ý khi để cô cán bộ xã điều chỉnh hành vi của người vợ, theo hướng “chồng giận bớt lời”, qua đó, gửi đến thông điệp hạnh phúc gia đình là sự cộng gộp của nhiều bên cùng cố gắng.

bao luc va bat binh dang thu pham pha hoai hanh phuc gia dinh

Trọng nam khinh nữ, nguyên dân dẫn đến bi kịch gia đình

Ngoài phần tiểu phẩm, nội dung bạo lực gia đình và bất bình đẳng còn được các đội thể hiện trong phần thi trả lời câu hỏi như: cơ sở nào có thể trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình; biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình; trách nhiệm của công dân trong thực hiện bình đẳng giới; các hành vi vi phạm bình đẳng giới bị nghiêm cấm…

Xây dựng hạnh phúc, như đã nói, không chỉ có loại trừ bạo lực và bất bình đẳng mà còn cần nhiều yếu tố như: “Giữ nếp gia phong” - tiểu phẩm của huyện Lộc Hà); loại trừ nạn lô đề, cá độ bóng đá: “Cá độ - khổ vợ con” - tiểu phẩm của huyện Can Lộc; “Niềm vui hạnh phúc” - tiểu phẩm của TP Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, còn thể hiện ở nhiều thông điệp hành động mà các đội đem đến: Hãy để tình yêu sưởi ấm gia đình bạn; gia đình ổn định, đất nước phồn vinh; gia đình văn hóa, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc... Chính từ quan điểm này nên các cấp, ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc xây dựng các CLB gia đình hạnh phúc với nhiều hành động thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 10 CLB điểm tại các huyện, thị xã.

Cùng với các giá trị nội dung, việc chuyển tải ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các tiết đoạn sân khấu mang tính hài, hội thi đã được đã đánh giá: “Có chất lượng cao, tạo hiệu ứng tốt trong đời sống xã hội”.

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, tích hợp liên môn, tăng cường tính phân hoá. Với mục tiêu hướng đến đánh giá năng lực toàn diện, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần, liệu phương pháp "học tủ", "học lệch" có còn là "lối tắt" trong thi cử?
Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?
Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.