Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.

screenshot-2025-01-07-at-13-56-50-benh-viem-phoi-do-virus-metapneumovirus-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-vietnam-vietnamplus.png

Những ngày gần đây, hệ thống giám sát dựa vào sự kiện ghi nhận thông tin từ các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.

Cụ thể, ngày 2/1/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, COVID-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.

Đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.

Viêm phổi do HMPV là gì?

Viêm phổi do Metapneumovirus là tình trạng nhu mô phổi bị viêm nhiễm (bao gồm viêm phế nang, túi - ống phế nang, tổ chức liên kết và viêm tiểu phế quản tận cùng) do virus Metapneumovirus gây ra.

Metapneumovirus có thể gây bệnh hô hấp trên và dưới ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Người mắc bệnh có thể ho hoặc thở khò khè, sổ mũi hoặc đau họng. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ, tuy nhiên ở trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ bạn khỏi lần nhiễm đầu tiên và sau đó có nhiều khả năng mắc các triệu chứng nhẹ nhàng hơn giống như cảm lạnh nếu bạn bị nhiễm một chủng Metapneumovirus khác.

Trong lần đầu tiên nhiễm Metapneumovirus người mắc bệnh có nhiều khả năng mắc bệnh trầm trọng hơn, đó là lý do tại sao trẻ nhỏ thường mắc bệnh nghiêm trọng hơn người lớn.

Nguyên nhân gây viêm phổi do Metapneumovirus

Metapneumovirus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi Metapneumovirus. Virus này được phát hiện vào năm 2001. Metapneumovirus là một thành viên của chi Metapneumovirus, họ Paramyxoviridae, bộ Mononegavirales.

Vật chất di truyền của virus là axit ribonucleic chuỗi đơn (RNA) mã hóa cho 9 protein. Nó là một phần của nhóm vi rút gây ra RSV, bệnh sởi, quai bị và thường gây bệnh hô hấp nhẹ.

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người già và người bị suy giảm miễn dịch có thể gặp các biến chứng nặng, chẳng hạn như viêm phổi và phải nhập viện.

Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 10% đến 12% trường hợp bệnh về đường hô hấp ở trẻ em là do Metapneumovirus gây ra. Hầu hết các trường hợp đều có triệu chứng nhẹ nhưng khoảng 5% đến 16% trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi.

Metapneumovirus lưu hành bắt đầu vào mùa Đông và kéo dài cho đến hết mùa Xuân. Metapneumovirus lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho và hắt hơi hay chảy mũi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc chạm vào những vật bị nhiễm virus qua bắt tay, ôm, hôn hoặc chạm vào các bề mặt các đồ vật như điện thoại, tay nắm cửa, bàn phím hoặc đồ chơi.

Triệu chứng viêm phổi do metapneumovirus

Thời gian ủ bệnh ước tính là từ 3 đến 6 ngày và thời gian mắc bệnh trung bình có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng nhưng cũng tương tự như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do virus gây ra. Hầu hết bệnh nhân nhiễm Metapneumovirus đều có triệu chứng nhẹ ở đường hô hấp trên tương tự như cảm lạnh:

-Sốt.

-Lạnh run.

-Ho.

-Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.

-Thở rên hoặc khò khè.

-Đau họng.

-Nôn mửa.

-Đau ngực.

-Giảm hoạt động.

-Chán ăn (trẻ lớn) hoặc bú kém (trẻ nhỏ) có thể dẫn đến mất nước.

-Khó thở, gồm phập phồng cánh mũi, thở bụng và co kéo gian sườn.

-Đau bụng, thường xảy ra khi trẻ ho nhiều hoặc thở gắng sức.

-Thở nhanh (nhiều trường hợp đây là triệu chứng duy nhất).

-Xanh hoặc tái ở môi hoặc móng ở trường hợp bệnh nặng.

-Phát ban.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị thở khò khè, khó thở và lên cơn hen suyễn. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thứ phát có thể xảy ra sau khi nhiễm Metapneumovirus như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi bội nhiễm.

Tác động của viêm phổi do Metapneumovirus đối với sức khỏe

Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng cá nhân mà sự ảnh hưởng của virus có thể nhẹ như cảm lạnh thông thường hay nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,... Khi có bội nhiễm bệnh lý có xu hướng phức tạp hơn.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể gặp khó khăn trong việc bú đúng cách. Các nghiên cứu cho thấy viêm phổi do Metapneumovirus chiếm khoảng 5% đến 10% số ca nhập viện ở trẻ em.

Dữ liệu cho thấy có tới 16% trong số trẻ em mắc bệnh có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.

Biến chứng có thể gặp viêm phổi do Metapneumovirus

Đôi khi Metapneumovirus gây ra các biến chứng nghiêm trọng phải nhập viện như:

-Viêm phổi.

-Viêm phế quản.

-Cơn hen suyễn hoặc cơn bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

-Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).

-Suy hô hấp.

-Viêm tiểu phế quản nặng (thường gặp nhất ở trẻ em, nhiễm trùng này có thể gây tử vong trong một số trường hợp hiếm gặp).

Trong số đó đa phần các biến chứng nặng hay gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý về tim hoặc hô hấp từ trước. Những bệnh nhân này dễ bị suy hô hấp cấp tính cần hỗ trợ oxy lưu lượng cao, một số bệnh nhân thậm chí còn xấu đi đến mức phải thở máy.

Virus HMPV giống hay khác virus Covid-19?

Theo các chuyên gia y tế, virus HMPV và virus Covid-19 hoàn toàn khác nhau, mặc dù gây ra một số triệu chứng đặc trưng tương tự nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có những điểm tương đồng và khác biệt cần được làm rõ, cụ thể như sau:

Khi nào cần gặp bác sỹ?

Hầu hết những người mắc Metapneumovirus có triệu chứng nhẹ sẽ không cần phải đi khám bác sỹ vì bệnh sẽ tự khỏi và chỉ cần chăm sóc và điều trị hỗ trợ các triệu chứng tại nhà là đủ. Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng 2 đến 5 ngày.

Nhưng chúng có thể trở nặng hơn và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài trên 2 tuần hoặc trở nên trầm trọng hơn như khó thở, ho dữ dội hoặc thở khò khè,… bạn nên đi khám bác sỹ ngay.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?