Đại dịch châu chấu tại Kenya, một hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. (Ảnh: AP)
Đây là lời cảnh báo trong một báo cáo được đưa ra cho các chính phủ trước thềm COP26, Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11.
Báo cáo dự đoán rằng, sản lượng nông nghiệp có thể giảm 30% vào năm 2050, ngay cả khi lượng lương thực cần thiết cho dân số đang phát triển được dự đoán sẽ tăng 50%, theo Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House). Trong đó, cây ngô có khả năng chịu ảnh hưởng đặc biệt. Nhóm nghiên cứu dự đoán, sản lượng giảm ít nhất 10% ở Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Argentina, nơi đa số các loại cây nông nghiệp được trồng.
Lũ lụt...
Hơn 400 triệu người sẽ “không thể làm việc ngoài trời” vào những năm 2030, với khoảng 10 triệu trường hợp tử vong được dự đoán do “căng thẳng về nhiệt độ”, báo cáo cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, vào năm 2040, gần 700 triệu người mỗi năm có thể sẽ phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài ít nhất 6 tháng và đến năm 2050, hơn 70% người dân ở mọi khu vực trên thế giới có thể sẽ trải qua những đợt nắng nóng.
Thiếu nước sạch...
Số lượng các trận lũ lụt sẽ tăng lên vào đầu thế kỷ tới. Tác giả của nghiên cứu cảnh báo, gần 200 triệu người trên toàn thế giới có thể sẽ sống dưới mức lũ 100 năm, mức nước bắt đầu tràn vào khu vực xung quanh. Gần 60 triệu người có khả năng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt do mực nước biển dâng cao.
Xác suất xảy ra lũ lụt hiện nay cứ 100 năm lại xảy ra một lần khi mực nước biển trung bình dâng lên chỉ 1 m, gấp 40 lần đối với Thượng Hải, 200 lần đối với New York và 1.000 lần đối với Kolkata.
Với tốc độ khử carbon trên toàn cầu hiện nay, thế giới đang trên đà nóng lên ít nhất 2,7 độ C vào cuối thế kỷ này, cao hơn nhiều so với mục tiêu 1,5 độ C.
... và hạn hán do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. (Ảnh: AP)
Báo cáo lưu ý rằng, các đề xuất mới của một số chính phủ nhằm cắt giảm phát thải hơn nữa không đạt được mục tiêu đề ra, trong khi một số nền kinh tế lớn vẫn chưa cam kết thực hiện thêm bất kỳ mục tiêu giảm phát thải nào.
Tại COP21 ở Paris năm 2015, các nước đã nhất trí cố gắng hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp để kiềm chế cuộc khủng hoảng khí hậu .
Tiến sĩ Daniel Quiggin, một thành viên nghiên cứu cấp cao tại Chatham House, đồng tác giả của báo cáo, cho biết, cũng có “khả năng các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhiều, gây ra một chuỗi các sự cố kết nối giữa các khu vực và lĩnh vực, gây gián đoạn thương mại, bất ổn chính trị, di cư gia tăng, các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn hoặc thậm chí xung đột vũ trang”.