Bộ Công thương yêu cầu kiểm tra chặt chẽ các cơ sở kinh doanh rượu

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu. Việc kiểm tra, kiểm soát sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

>> Hà Tĩnh: 1 nữ bệnh nhân nguy kịch do ngộ độc rượu Methanol

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt là vụ ngộ độc nghiêm trọng tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày 13/2/2017 làm 69 người bị ngộ độc, trong đó có 9 người bị tử vong.

bo cong thuong yeu cau kiem tra chat che cac co so kinh doanh ruou

Bà N.T.N. đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - BVĐK Hà Tĩnh

Mới đây, tại địa bàn Hà Tĩnh, bà N.T.N. (55 tuổi, xã Bình Lộc, Lộc Hà) được chuyển từ BVĐK Lộc Hà lên BVĐK Hà Tĩnh trong tình trạng hôn mê, da niêm mạc nhợt, thở qua bóp bóng nội khí quản do ngộ độc rượu Methanol. Bà Nga có tiền sử uống rượu nhiều từ 2 năm nay. Bệnh nhân bị ngộ độc, nằm hôn mê tại nhà 1 ngày mới được hàng xóm và họ hàng phát hiện, đưa đi cấp cứu. Do nhập viện muộn nên tình trạng bệnh nhân rất nặng.

Trước tình hình đó, ngày 14/3, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Các địa phương tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đáng chú ý, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không rõ nguồn gốc xuất xứ dưới mọi hình thức.

Sở Công thương các tỉnh/thành phố chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, công bố hợp quy, ghi nhãn… Chi Cục Quản lí thị trường chủ động phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu sản xuất thủ công.

Ông Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu các vụ gồm Khoa học và Công nghệ, Thị trường trong nước, Công nghiệp nhẹ cập nhật, bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ Công nghiệp nhẹ hoàn thiện báo cáo rà soát và kế hoạch cập nhật bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh rượu gửi lãnh đạo Bộ trước ngày 15/4.

Chỉ thị này được đưa ra trong bối cảnh có một số trường hợp tử vong vì ngộ độc rượu có chứa methanol.

Đọc thêm

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.